Truyện ngắn - Sáng tác mới
SỰ TRỞ VỀ CỦA BẦY SẺ NÂU
DUNG (SÀIGÒN)
Anh Chi ngồi xuống một chiếc ghế trống bên cạnh Mẹ, cô ngước nhìn lên tấm bảng in chữ mầu xanh to và đậm nét –Bác Sĩ, chuyên khoa Thần Kinh. Cô đảo mắt một vòng xung quanh những hàng ghế đợi, cũng phải đến hơn chục người ngồi sẵn từ bao giờ. Mẹ nói nhỏ:
- Mình đi sớm một chút nên cũng không phải chờ lâu lắm, chỉ sau có gần mười người thôi.
Anh Chi không nói gì, cô vẫn lặng lẽ ngồi im quan sát từng khuôn mặt của những người bên cạnh. Cô tự hỏi: chẳng lẽ ai cũng như mình? Anh Chi không tìm thấy nét khác thường nào trên khuôn mặt họ cả. Đây là phòng khám của Bác sĩ chuyên khoa về thần kinh. Mẹ cứ làm như cô bị thần kinh thật rồi, lúc nào cũng khóc lóc, than phiền bắt cô phải đi khám Bác sĩ. Ban đầu khi nghe mẹ nói cô bực mình lắm, nhất định không chịu, nhưng Mẹ nói mãi, hối hả mãi, rồi nước mắt ngắn, nước mắt dài buộc lòng cô phải chiều mẹ đến đây. Cô biết mình rất bình thường, rất tỉnh táo. Anh Chi nhớ em, nhớ cháu mà cũng cho là bị bệnh thần kinh à? Làm sao cô có thể không nhớ được tiếng cười hồn nhiên của bé Ti, những câu bập bẹ tập nói đáng yêu của bé, làm sao cô có thể quên được đôi mắt to tròn ngây ngô của bé mỗi chiều cô đi làm về, bé gọi cô bằng tiếng má Chi thật dễ thương. Bởi bé Ti là do chính tay cô bồng ẵm, cô đón nó trên tay cô y tá từ phòng hộ sinh ra. Con bé đỏ như con tôm luộc, yếu ớt cất tiếng khóc chào đời tủi thân không có cha. Cô đã ôm bé vào lòng siết thật chặt như để bù đắp cho nỗi thiếu thốn của bé. Cô đã tự tay tắm rửa cho nó, và săn sóc em gái còn hơn là mẹ săn sóc con. Cô biết Hà cũng chỉ là cô bé dại khờ ngu ngốc, cho dù Hà đã sinh con. Hai mươi hai tuổi, đang là sinh viên năm thứ ba khoa Hoa Văn, Hà quen Thắng ở trên mạng. Thắng tự khai mình là con một gia đình khá nổi tiếng, anh đang hoc ngành du lich. Đêm nào Hà cũng Chat với Thắng, rồi hai người gởi hình cho nhau, rồi yêu nhau đắm say từ lúc nào không biết. Anh Chi chỉ hơn Hà hai tuổi, nhưng cô cảm thấy mình chững chạc hơn em rất nhiều.Anh Chi biết Hà đang yêu- một thứ tình yêu thời thượng của giới trẻ bây giờ. Biết Thắng là một thanh niên ăn chơi, lêu lỏng, cô khuyên em nhưng Hà không để tâm. Hà sống lặng lẽ và mơ mộng, không bao giờ cô tâm sự với chị , tuy hai chị em suýt soát tuổi nhau , ngoài chuyện học hành chơi đùa ra, Hà không nói gì về những suy nghĩ thầm kín của mình, tâm tư cô dành hết cho những giờ ngồi bên máy tính Chát với người yêu, cô buông thả vào những tưởng tượng tuyệt vời về mối tình lãng mạn ấy.Về một chân trời mới lạ với biết bao điều thú vị, quyến rũ ngoài kia. Đã có lúc Hà cảm thấy học hành là sự ràng buộc đối với cô.Và cũng có lúc cô thấy mái ấm gia đình trở nên gò bó quá. Cô đã mơ đến một khoảng trời tự do mênh mông đầy quyến rũ ngoài gia đình. Và thế là cô lặng lẽ ra đi.
Khi cả nhà cuống cuồng lên vì sự vắng mặt của Ha.ø Bố Mẹ cô như người hụt hơi. Mẹ chạy đến nhà tất cả những người bạn của Hà để tìm hiểu, bà không biết được gì nhiều hơn ở những lập luận mù mờ của tuổi trẻ “cháu nghĩ là bạn ấy muốn sống tự lập, muốn thoát khỏi những ràng buộc của gia đình”” cháu nghĩ là bạn ấy đã đi với người yêu rồi’’ “ cháu nghe bạn ấy than chán học quá, chắc bạn ấy muốn đi xa để thay đổi cuộc sống v v”
Phải mất cả tuần lễ Bố Mẹ mới tìm ra nơi ở của Hà. Cô không ngần ngại vượt hơn ngàn cây số để ra đến Hà Nội. Hà ở nhà người bạn gái cô mới quen trên mạng. Cả hai cùng chí hướng, cùng suy nghĩ và đồng tình với nhau nên đã quen nhau. Hà Nội cũng là nơi người yêu cô ở đó. Mẹ khuyên Hà trở về. Hà cương quyết xin Mẹ cho cô ở lại, cô đang cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại , “ Mong mẹ đừng phiền trách, đừng lo âu cho con vì con đã lớn, con đang chờ tìm một việc làm để tự lo cuộc sống cho mình”. Ngọc Hà nói thế, Mẹ cũng đành phải buông xuôi. Làm thế nào để cảm hóa được đứa con bướng bỉnh, lúc này bà vẫn chưa nghĩ được.
Ngọc Hà bỏ đi đã được gần ba tháng rồi, căn phòng của cô mẹ vẫn hàng ngày vào quét dọn và sắp xếp chăn gối giống như Hà vẫn còn ở nhà. Đã mấy lần Mẹ nhấp nhỏm ra thăm Hà nhưng Bố gạt đi, ông còn rất giận. Bố bảo cứ để cho nó biết ra ngoài sống như thế nào. Không cần phải quan tâm đến nó vội. Thế nhưng người cuống cuồng vẫn là Bố khi vừa nghe tin Hà không còn ở chung nhà với cô bạn gái nữa, Mẹ cô năn nỉ mãi cô bạn ấy mới cho Mẹ biết Hà đi khỏi nhà cô hơn một tháng rồi, hiện giờ cô cũng không rõ Ngoc Hà ở đâu. Anh Chi liên lạc được với Thắng trên mạng, Thắng thú nhận hai người đã thuê nhà ở với nhau, nhưng cuối cùng không đủ tiền nên anh đưa Hà về ở tạm nhà cha mẹ, anh đang thuyết phục Bố Me xin cưới Hà. Không thể chờ đợi lâu hơn, Anh Chi đi cùng với Bố ra nhà Thắng để tìm Ngọc Hà. Sau khi bàn bạc với Bố và để làm yên lòng con trai và an ủi cô con gái nhẹ dạ đã được gia đình ra đón về. Cả hai bên gia đình đều đồng ý chờ Hà và Thắng học xong, tốt nghiệp ra trường sẽ cho làm đám cưới vì hiện giờ cả hai còn quá trẻ, học hành dở dang sẽ không có tương lai. “ Cũng chỉ còn hơn một năm nữa thôi”. Bố nói thế khi đưa đứa con gái ra về, Hà im lặng và câm nín . Cả ngày không nghe tiếng cô cười, thỉnh thoảng cô trả lời mẹ những câu cần thiết rồi lại trốn trong phòng ngủ vùi. Anh Chi cảm thấy Hà có vẻ gì khác lạ, cô nói với mẹ, mẹ lặng ngưòi, và nỗi sợ hãi loé lên trong đầu bà! Nỗi sợ hãi tăng dần khi cô chị họ của Hà báo động với mẹ, Hà đã có thai mà không dám cho gia đình biết. Cô âm thầm báo tin cho Thắng. Thắng bảo cô bỏ cái thai đi vì hai đứa còn trẻ quá, không thể có con sớm như thế được. Hà lo lắng và sợ hãi , cô tự che dấu nỗi buồn vào giấc ngủ và có lúc cô hy vọng mình sẽ không thức dậy nữa. Cô sợ đối mặt với gia đình vì cô đã gây ra quá nhiều phiền muộn cho cha mẹ.Tin này làm cả gia đình Hà rơi vào buồn bã. Mẹ cô gọi điện thoại cho gia đình Thắng, bà báo tin Hà có thai cho Mẹ Thắng để xem hai bên gia đình sẽ sắp xếp như thế nào? Như một gáo nước lạnh dội vào gia đình cô, mẹ Thắng đã lạnh lùng trả lời “Các cháu còn nhỏ quá làm sao có thể có con sớm như thế được, gia đình tôi không chấp nhận cái thai đó, thôi thì tuỳ ông bà giải quyết”. Mẹ đau xót đến lặng cả người, câu trả lời phũ phàng ấy đã khiến gia đình Hà đi đến quyết định giữ lại cái thai của cô “ không cần nó có cha, bố mẹ sẽ chăm sóc cho con và nuôi nấng đứa bé nên người”, Bà an ủi cô con gái non dại của mình bằng những giọt nước mắt buồn phiền.
Cuối cùng rồi Bé Ti ra đời, chồng lên nỗi nhục nhằn là niềm vui khi có một mầm sống mới, nhỏ bé và mong manh đang hiện hữu trong gia đình. Anh Chi đam mê trong công việc săn sóc cho đứa bé. Cô có nỗi lo khi béù ốm , có niềm vui khi bé cười. Cô có tất cả thời gian dành cho cháu. Hà cũng tươi tỉnh hơn với những vui đùa của trẻ thơ. Bốá Mẹ cô chăm lo cho cháu ngoại như đã từng chăm lo cho những đứa con của mình. Bé Ti bất hạnh không cha nhưng bù lại, bé có tình thương của cà nhà. Hạnh phúc tưởng chừng như đọng lại ở nơi đầy ắp tình thương yêu ấy. Anh Chi nghĩ sẽ cố chăm sóc cho cháu thật tốt. Để bù đắp nỗi thiếu cha, cô muốn cháu được bao bọc bởi những người thân yêu nhất. Cô sẽ cố gắng lo cho Bé Ti được vẹn toàn, cô nghĩ một ngày nào Hà có tình yêu mới, sẽ lập gia đình mới, cô tình nguyện nuôi cháu cho em lấy chồng. Cô sẽ ở vậy nuôi bé Ti khôn lớn. Ý nghĩ này tạo thêm niềm vui thích cho Anh Chi.
Mỗi ngày nhìn bé Tí lớn lên, hồn nhiên như một mầm non bé bỏngAnh Chi cảm nhận được sự vui thú là niềm hạnh phúc bất tận. Cô không quản ngại nhọc nhằn, vui cùng tiếng cười của bé, đau cùng với bé những khi bé cảm sốt hay té ngã. Anh Chi bị cuốn hút vào niềm vui có tiếng khóc, tiếng cười của trẻ thơ mà không nghĩ xa hơn những suy tư củaHà. Tình yêu , sự đam mê vẫn còn lôi cuốn cô, đứa con gái chỉ thích sống bên ngoài gia đình, thế rồi Hà lại liên lạc với Thắng, cô gởi những tấm hình ngộ nghĩnh dễ thương của bé Ti cho anh như thể muốn đánh thức bổn phận làm cha của Thắng. Những tấm hình bé bỏng ấy đã có tác dụng , không những với Thắng mà với cả gia đình anh. Bố Mẹ anh gọi điện thoại cho Bố Mẹ Hà, xin lỗi và bày tỏ những hối tiếc và sự ân hận đã không nhận cháu ngay từ thủa ban đầu, Ông bà và cậu con trai đã đến nhà Ngọc Hà để tỏ lòng và xin cưới Hà với đầy đủ lễ nghi, nhưng bố mẹ cô đã từ chối. Rất nhiều lần, gia đình Thắng vẫn kiên trì năn nỉ bố mẹ Hà cho họ cứơi dâu, nhận cháu. Bố nói: “ chúng tôi đã làm khai sinh cho cháu rồi, cha nó vô danh, không thay đổi được nữa đâu” Hà khóc lóc năn nỉ xin Bố Mẹ cho cô toại nguyện, cô muốn bé Ti có cha, cô không muốn lớn lên bé đi học sẽ mang mặc cảm với cái khai sanh không có tên cha trong đó . Bao đêm cô ngồi ôm con khóc với Mẹ, xin mẹ tha thứ cho Thắng, cho gia đình anh được nhận cháu, và cho con của cô có cha.Những giọt nước mắt ấy, những lý lẽ thắm thiết ấy đã làm bố mẹ mềm lòng.Thế rồi cuộc hôn nhân muộn màng cũng hoàn thành với những lời hứa tốt đẹp của hai họ: cưới xong Ngọc Hà vẫn ở với bố mẹ cô cùng bé Ti để tiếp tục học xong Đại Học.Thôi thế cũng tốt mẹ nói thế. Cũng tốt vì Hà có danh phận, bé Ti có cha mà ông bà ngoại vẫn có cháu bên cạnh, có thay đổi gì đâu, Anh Chi cũng thở phào vì cô không muốn bé Ti xa cô, vì bé là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô.Cô thương bé Ti như thể bé chính là do cô sinh ra vậy.
Đám cưới vừa xong, bố mẹ Thắng xin phép cho Hà bế con về ra mắt họ hàng một vài ngày rồi Hà lại bế con vào tiếp tục đi học.
Đã hơn một tháng rồi Hà chưa về, Anh Chi đã phải cố gắng lắm mới không rên lên “ sao mà nhớ bé Ti quá”. Cả nhà lúc nào cũng trông ngóng tiếng chuông gọi cửa, căn nhà chỉ rộn ràng khi có tiếng mẹ con Hà ríu rít mà thôi.
Buổi sáng Anh Chi sửa soạn đi làm, vừa bước chân ra khỏi phòng, cô nhìn thấy mẹ thẫn thờ với bức thư trên tay: thư của Hà đấy, mẹ nói mà đôi mắt nhìn xa xăm:
- Em con nói nó xin phép bố mẹ cho nó ở luôn ngoài đó cùng với bé Ti, vì ông bà nội thương cháu quá không nỡ xa cháu. Hà sẽ xin chuyển hồ sơ ra đó để tiếp tục đi học, ông bà nội thuê người về trông bé cho nó tiếp tục đến trường. Bé Ti đựơc cả nhà cưng chiều. Nó xin bố mẹ yên tâm, hiện giờ nó sống rất hạnh phúc và sung sướng, bố mẹ đừng lo gì cho mẹ con nó cả.
Anh Chi cầm bức thư của Hà, cô không nói gì với mẹ, lững thững quay trở về phòng. Anh Chi không muốn đi làm nữa- để làm gì khi không còn bé Ti mỗi chiều đón cô ở cửa để chờ cô dang tay bế bé vào lòng, cù nách cháu để được nghe tiếng cười khanh khách của bé. Căn nhà bỗng dưng vắng lặng một cách tội nghiệp. Tất cả đều thấy mình thừa thãi. Sẽ không còn thấy mẹ tất bật mỗi buổi sáng dậy sớm băm thịt nấu cháo cho bé- sẽ không còn nghe tiếng Hà hối hả dỗ con “ bé ngoan ở nhà với bà ngoai cho mẹ đi học, ngày nào mẹ cũng vào lớp trễ hơn mọi người kỳ quá”. Mỗi sáng sớm sẽ không thấy bố hăm hở với chiếc xe đẩy, đẩy bé đi dạo quanh những con đường tràn đầy bóng mát và một chút nắng non cho má bé hồng hào. Bố sẽ không códịp chỉ cho bé thấy những căn nhà đang xây, những chú chim non đang tập chuyền, những cô bướm vàng rủ nhau đi hút nhuỵ trên những cánh hoa. Bố sẽ không biết thì thầm với ai nũa. Bé thật bé bỏng, nhưng bố cứ tưởng tượng ra bé đã lớn để có thể nghe, có thể hiểu được những gì bố nói. Đó cũng là niềm vui của bố, là điểm tựa cho tuổi già. Sẽ không còn những bữa cơm ồn ào khi cả nhà cho bé ngồi chung, bé cười, bé khóc, bé đòi phá phách. Tất cả sẽ trở thành tĩnh lặng cô đơn.
Anh Chi không biết được thời gian, cô cũng chẳng nhìn thấy không gian, hình như lâu lắm rồi mình chưa bước ra khỏi căn phòng này, cô nghe những âm thanh huyền hoặc đâu đó- là tiếng cười của bé Tí, là tiếng khóc khi bé sốt cao, khò khè và run rẩy, Anh Chi cũng run rẩy đặt bàn tay lên trán béù, âu yếm nắm bàn tay bé bỏng của nó, truyền hết tình thương cho bé mau hết bịnh. Là bập bẹ tiếng bé gọi cô- tha thiết và gần gụi biết bao, ấm áp và dễ thương biết bao. Cô nhớ bé Tí, cô nhớ quá! Nhớ bé quá, cô quằn quại trong nỗi nhớ.Tiếng Mẹ vang lên đâu đó:
-Nó bị bệnh rồi, chắc là nhớ béTi quá mà sinh bệnh đấy thôi. Tội nghiệp, tôi cũng nhớ mẹ con nó quá. Nhưng biết làm thế nào được bây giờ, cũng chỉ cầu mong cho con cái được hạnh phúc mà thôi.
Anh Chi thấy lùng bùng, cô nhắm mắt lại , một chút hờn giận cha mẹ đã mềm lòng gả Ngọc Hà đi lấy chồng xa. Một chút giận em tuyệt tình không nghĩ đến những ngày cơ nhỡ được chị em, cha mẹ cưu mang, bây giờ lấy chồng bỏ rơi tất cả. Cô đi từ giận đến hờn, đến cả sự tuyệt vọng. Cái cảm giác khơng cịn bé Ti nữa giống như cơ vừa bị mất một đứa con làm cơ đau xĩt và nuối tiếc đến thờ thẫn cả người.
Bác sĩ gọi đến tên Anh Chi, cô đi vào phòng cùng với mẹ,ngồi đối diện với Bác Sĩ, cô chịu đựng ánh mắt chăm chú của ông
- Cháu là Anh Chi phải không?
- Dạ
- Bao hiêu tuổi rồi?
- Dạ cháu hai mươi bốn tuổi.
- Hai mươi bốn tuổi, có người yêu chưa?
Anh Chi nhìn bác sĩ, mày cô nhíu lại, không trả lời, Bác sĩ vẫn thản nhiên bảo cô:
- Hai mươi bốn tuổi là tuổi có người yêu được rồi. Lấy chồng cũng tốt nữa. Cháu thấy thế nào? trong lòng buồn bực hay âu lo chuyện gì phải không ?
Anh Chi vẫn ngồi im, hình như Mẹ cô đang thổn thức nói với bác sĩ những suy nghĩ của mẹ về căn bệnh nhớ cháu của cô. Hình như mỗi lúc mẹ mỗi bi thảm thêm câu chuyện. Cuối cùng bác sĩ cũng hí hoáy viết cho cô một cái toa thuốc, kèm theo một lời khuyên:
- Uống thuốc đều mỗi buổi tối nhé, cháu chả có bệnh gì đâu. Lấy chồng, sanh con là vui vẻ ngay thôi.
Cái viên thuốc nho nhỏ, hồng hồng của ông bác sĩ đã có tác dụng làm đặc những suy nghĩ của Anh Chi. Buổi sáng thức giấc cô thấy chao đảo quay cuồng, đấu óc cô bị bưng bít như một cái chai thắt nút, mệt nhoài. Anh Chi đến sở làm, cô lờ đờ như mới vừa ốm dậy. Cô làm việc theo bản năng và không cảm giác,không suy nghĩ cũng không nhớ nhung. Mẹ bảo“ hình như con uống thuốc quá liều mới sinh ra trạng thái đó, thôi giảm bớt liều lượng đi”. Cô bực bội quăng những viên thuốc xinh xinh vào giỏ rác. Nhớ cháu có phải là một cái tội đâu mà phải dùng thuốc để bưng bít nỗi nhớ nhỉ? cô thấy mình không bệnh họan gì cả, chỉ là sự hụt hẫng của sự mất mát mà thôi.
Đã lâu lắm không thấy Hà gọi điện về. Mẹ nóng ruột điện thoại ra thăm con nhưng không gặp cô, tiếng mẹ chồng Hà đon đả ngọt ngào bảo Hà đi chợ. Mẹ hỏi thăm bé Ti bà ríu rít khoe con bé bây giờ khỏe mạnh lắm, bé đã biết đi và ăn được cơm nấu nhão, biết gọi bà bà và bố bố rồi. Mẹ nghe xong lặng buồn. Nỗi nhớ con, nhớ cháu đâu đã nguôi ngoai. Anh Chi thấy bố giường như già hơn. Buổi sáng bố thẫn thờ lười biếng không muốn xuống nhà đi bộ nữa, trong phòng bố dán toàn hình bé Ti. Bé cười, bé khóc, bé làm trò, bé nhăn mặt, Hằêng ngày bố ngồi hàng giờ nhìn say đắm những tấm hình đó. Anh Chi nghĩ: người cần phải đi chữa bệnh là Bố chứ không phải là cô, cô nói với Mẹ như thế. Mẹ thở dài:
- Chẳng riêng gì Bố mà cả nhà đều mang bệnh. Mẹ cũng nhớ mẹ con nó quá.
- Hay là chúng ta ra ngoài ấy đem bé Ti về đi Mẹ?
Anh Chi đề nghị, mắt cô sáng lên niềm mong đợi, Mẹ lắc đầu:
- Chúng ta chẳng có lý do gì đem bé về được, Bố Mẹ đã gả Hà rồibây giờ Bé Ti là cháu nội của họ, đời nào họ cho mình bắt cháu về.
Anh Chi bất mãn;
- Nhưng họ có nuôi bé Ti ngày nào đâu, chính họ đã từ chối nó, và chính gia đình mình đã nuôi nấng bé cho đến ngày hôm nay, khi bé đã cứng cáp rồi họ lại dành bé. Tại sao Bố Mẹ lại gả Hà cho họ chứ? Mẹ có bao giờ nghĩ Hà lấy Thắng sướng hay khổ? Một mình nó sống xa nhà cả ngàn cây số, có chuyện gì cũng một mình nó gánh chịu, biết nương nhờ ở đâu? Thắng là một thanh niên ăn chơi, hư hỏng. Ngay từ đầu chính nó đã thúc đẩy Hà phá bỏ cái thai đi. Tại sao bây giờ lại đòi nhận vợ, nhận con? Họ có mục đích gì đó mà gia đình mình chưa chịu tìm hiểu kỹ đã bằng lòng gả con rồi. Mẹ có thấy lạ không?
Những giọt nước mắt của Mẹ đã bắt đầu lây lan sangAnh Chi.
- Con đường này là em con đã chọn, cho dù Bố Mẹ không gả thì nó cũng sẽ bế con đi theo không người ta mà thôi. Không phải là Mẹ không suy nghĩ những diều con nói, nhưng những giọt nước mắt của Hà làm mẹ siêu lòng, thôi thì số phận của nó mẹ cũng đành chấp nhận chứ không thể giải quyết hơn được nữa. Hay, dở, sướng khổ gì thì cũng là nó chọn. Mẹ chỉ buồn tiếc là nó bỏ học sớm quá, không giữ lời với bố mẹ tiếp tục học xong. Ra trường có thể kiếm một việc làm. Có làm sao thì cũng tự lo cho mình được, không bị lệ thuộc vào gia đình bên chồng.
Anh Chi ngồi thụp xuống bậc thềm nhìn ra đường. Ở một góc vườn, Anh Chi nhìn thấy Bố ngồi trên chiếc ghế dựa, bên cạnh ông là hộp giấy đựng đầy những hạt kê và thóc. Hôm qua lúc đi lãnh lương hưu về, Anh Chiù thấy trong giỏ xe của Bố cĩ một bịch kê và một bịch thĩc thật to. Anh Chi hỏi:
- Bố mua kê, mua thóc làm gì nhiều thế?
Bố bảo:
- Để bố dụ mấy con chim trở về như xưa.
Anh Chi nhớ đến bầy chim sẻ ngày trước, lúc Hà chưa bỏ nhà ra đi, không biết từ đâu bay về những con chim sẻ nâu, chúng thường hay sà xuống khỏang sân vườn nhặt nhạnh những hạt cơm rơi vãi. Vào mỗi buổi chiều, Bố lại bắc chiếc ghế dựa ra sân ngồi chờ đàn chim bay đến, bố thảy một nắm gạo ra sân rồi nhìn ngắm chúng ríu rít vừa mổ gạo vừa chuyện trò râm ran. Lúc đầu chỉ vài ba con, nhưng càng ngày chúng càng kéo về rất đông. Hôm nào Bố bận không ra sân sớm được, chúng kéo nhau bay lượn quanh những bụi cây trong vườn cất tiếng véo von như thúc dục Bố cho ăn, Hà cũng rất thích bầy chim ấy, cô mua cho Bố một bịch thóc và một bịch kê. Hà bảo:
- Bố cho chim ăn gạo hoài nó chán thế nào cũng bỏ đi cho mà xem. Con mua thóc và kê để bố thay đổi món ăn cho nó, nó mới ở mãi với bố.
Những hôm nghỉ học, Hà cũng ra sân cho đàn chim ăn cùng với Bố. Đàn chim ăn uống , nô đùa chán chê rồi mới rủ nhau bay đi, rồi ngày mai lại đến- một khoảng sân vườn tràn ngập những chú sẻ nâu. Cứ như thế, đàn chim giống như một phần trong cuộc sống của Bố. Ngày Hà bỏ đi, bố ủ rũ quên cho đàn chim ăn, chúng bay quanh sân nhà ríu rít kêu đói, Bố lơ đãng thảy những hạt thóc xuống sân. Hình như đàn chim cũng hiểu bố đang buồn nên không chuyện trò râm ran nữa, chúng mổ vội những hạt thóc rồi bay đi. Bố bắt đầu lơ là với công việc cho chim ăn mỗi buổi chiều. Đàn chim bay lượn kêu gào nhiều lần, nhiều lần và rồi một ngày Hà trở về, rồi sanh bé Ti, cả nhà bận rộn cho một sinh mạng mới trong nhà. Bố cũng hòa mình với những tất bật đó của mọi người, Bố đã quên mất đàn chim, thi thỏang chợt nhớ đến Bố lại đem những hạt kê mốc meo ra sân vung vãi nhưng đàn chim đã đi mất tự bao giờ.
Bố cứ ngồi như thế mỗi chiều, lặng lẽ và kiên nhẫn thả từng nắm thóc xuống sân mà vẫn không thấy một chú chim nào sà xuống nhặt. Bao thóc của Bố đã cạn dần , sân nhà mỗi ngày Mẹ lại phải quét đầy những hạt thóc vun lại rồi hốt đổ đi. Mẹ cằn nhằn;
-Bố mày dư thời gian làm những việc thừa thãi,
Dường như Bố không muốn nghe những gì mẹ nói, Bố vẫn lặng lẽ ngồi hàng giờ ở góc sân ấy và vẫn cứ tiếp tục hết bao thóc này đến bao thóc khác thẩy xuống sân- rồi một ngày nào đó chúng sẽ bay về- Bố nói thế- nhất định chúng sẽ bay về- Anh Chi không muốn làm mất đi niềm hy vọng của Bố, cô nói với Mẹ:
- Mẹ cứ để yên cho Bố tạo niềm tin ở những buổi chiều, Bố đâu còn việc gì làm ngoài chuyện đón chờ đàn chim hở Mẹ?
Cơ nói thế và cô cũng mong muốn như bố - hy vọng rồi một ngày đàn sẻ nâu sẽ quay về tiếp tục nhặt những hạt thóc dưới sân nhà và se õcùng nhau chuyện trò ríu rít như xưa.
Đầu tiên là một chú sẻ nâu nhút nhát lạc lõng đậu xuống một cành bông sứ trong sân. Mắt Bố sáng lên, tay run run thảy từng nắm hạt kê xuống gốc cây như thể dỗ dành mời mọc, chú sẻ nâu đánh hơi nhẩy xuống nhánh cây thấp hơn, chú cất tiếng kêu nho nhỏ dò đường, dần dà chú buông nhẹ người xuống đất, những hạt kê vàng ươm ở ngay dưới chân chú, chú mổ thử một hạt, rồi nhiều hạt, chú no bụng cất tiếng véo von như một lời cám ơn, chú đảo một vòng quanh sân nhà rồi mới bay đi. Những ngày sau đó Anh Chi đã nhìn thấy được nụ cười của Bố, chú sẻ nâu nho nhỏ đã rủ rê những chú sẻ nâu khác, dần dà bầy sẻ nâu đông đúc như ngày nào đã trở lại. Khỏang sân vườn mỗi chiều lại đầy ắp tiếng ríu rít chuyên trò của bầy chim. Bỗng nhiên, Anh Chi lại nghĩ đến bé Ti vàø Hà. Nỗi nhớ lại trào dâng sôi sục trong lòng cô. Đã lâu lắm rồi Hà không liên lạc với gia đình, thỉnh thoảng Anh Chi gọi điện ra Hà vẫn trả lời bình thường, bé Ti vẫn khỏe, cuộc sống của cô không có gì phải quan tâm. Giọng nói của Hà có vẻ an phận khiến Anh Chi thấy bâng khuâng sao đó, cô có cảm giác Hà không được vui lắm, nhưng cô biết tính Hà, rất ít khi Hà chịu tâm sự với cô.
Hà trở về- giống như bầy sẻ nâu. Hà về lúc bố đang chăm chú cho bầy sẻ nâu mổ thóc. Hà bế con sà xuống bên bố, cô nhìn bầy sẻ nâu, rồi nhìn bố rưng rưng;
- Bố đã gọi chúng trở về được rồi hả bố?
Bố gật đầu, đôi mắt bố đỏ hoe mừng con.
- Cũng phải lâu lắm chúng mới quay về con ạ
. Bố giang tay ra định ôm bé Ti vào lòng, bé Tí lùi xa một bước, bàn tay nắm chặt tay mẹ. Hà dỗ con:
- Ông ngoại đó mà con, con ạ ông đi.
Bé Ti vẫn mở to đôi mắt nhìn ông lạ lùng. Hà nói:
- Chỉ mới hơn một năm thôi mà con đã quên ông rồi. Tội nghiệp cho con quá!
Giọng cô nhỏ và yếu ớt, cô nắm bàn tay con đi cùng với bố vào nhà. Bây giờ đang là bữa cơm chiều. Mọi người chưa ăn đã thấy no vì Hà đã về. Nụ cười của Mẹ còn tươi hơn cả ngày gả con. Anh Chi ngẹn ngào nhìn bé Ti, cô vẫn nhận ra ánh mắt của cháu. Aùnh mắt to tròn , ngơ ngác đến tội nghiệp. Bé Ti không còn nhận ra cô . cũng không nhận ra ông ngoại bà ngoại nữa. Bé nhìn mọi người bằng ánh mắt lạ lùng soi mói. Chả sao đâu, bé đã xa nhà cả năm rồi, bé quên cũng phải, từ từ thôi, từ từ thôi nhé, bé sẽ lại líu lo như đàn sẻ nâu ngoài kia. Anh Chi nói thầm- thế là Bé đã về rồi, từ từ cô sẽ lại được ôm bé vào lòng, hôn lên đôi má thơm mùi sữa của bé, lại sẽ tập cho bé tiếng Bà ngoại, ông ngoại thân thương, bé sẽ gọi cô là má Chi. Cô vui đến run lên, ánh mắt cô nhìn bé như không muốn rời xa bé nữa. Bữa cơm chiều đầy ắp tiếng cười, mà sao trong niềm vui trùng phùng này Anh Chi ù có cảm giác thật lạ. Anh Chi thấy Hà cũng thật lạ. Sau một năm xa nhà, cơ thấy em cứng cáp ra nhiều, cĩ vẻ đã trưởng thành và mang nỗi khắc khổ. Hà cười ít hơn mọi người. Cô né tránh khi bố mẹ dề cập đến gia đình chồng, Cô bảo cô về nhà một thời gian, cô muốn cho bé Ti quen lại với ông bà và má Anh Chi, cô sẽ để bé ở lại cho ông bà và Anh Chi nuôi dậy bé.
- Chị nuôi bé Ti dùm em nhé, chị Chi. ?
Hà hỏi chị, ánh mắt cô rưng rưng. Anh Chi để lộ cả tấm lòng:
- Đương nhiên rồi, lúc nào chị cũng yêu thương bé và đã coi bé như con mình từ lâu lắm .
- Cám on chị.
Hà nói với nụ cười nhẹ. Mẹ nhìn Hà chăm chăm và lại buông tiếng thở dài. Lớp phấn hồng vẫn khơng che lấp được nét xanh xao trên khuôn mặt cô. Hà đã gầy đi rất nhiều. Bà nghĩ con gái có điều gì uất khúc không muốn nói. Xưa nay tính con bé vẫn thế, ít khi nó gần gũi, tâm sự với mẹ,bà mong những ngày ở nhà sẽ giúp Hà cởi mở hơn.
Mỗi ngày Hà đều nhắc Bố cho bầy chim ăn:
- Bố nhớ cho bầy chim ănđ thường xuyên, đừng bỏ quên nĩ nữa nhé. Lần này mà bố bỏ quên nĩ, nhất định nĩ sẽ đi luơn khơng quay về với bố nữa đâu.
Bố cười hề hà:
- Được rồi, bố nhớ rồi mà.
Hà thường ngồi bên cạnh bố nhìn bố chăm chút bầy chim. Dạo này bé Ti đã bắt đầu quen với ông bà rồi, nó chạy lung tung khắp nhà và nghịch ngợm tất cả những gì có thể nghịch được. Tiếng nói trẻ thơ không thua gì tiếng chim hót, Cả nhà lại bận rộn với bé, Mẹ lại thức dậy thật sớm đi chợ và vội vã trở về, lách cách dao thớt băm thịt nấu cháo cho Bé. Anh Chi lại mỗi chiều tan sở lang thang các cửa tiệm đồ chơi để chọn mua cho bé Ti những món đồ chơi vui mắt. Hà thường ngồi lặng nhìn con hàng giờ, đôi mắt cô thỉnh thoảng lại ánh lên niềm thương xót. Anh Chi thấy Hà thay đổi hẳn. Có cái gì đó đang biến chuyển trong Hà, Anh Chi hỏi nhưng Hà không nói . Hà dặn dò Anh Chi:
- Chị đừng chiều Bé Ti quá nó sẽ hư đấy.
Rồi cô cười buồn buồn:
- Nó hư giống em thì khổ, có lẽ hết hè má Anh Chi cho bé Ti đi học đi, ở trường cô giáo sẽ cho bé vào nề nếp, lớn lên dễ dậy bảo hơn.
Anh Chi thấy ánh mắt Hà lúc nào cũng rưng rưng, cô hỏi:
- Có thật là em để bé Ti ở lại đây với Bố Mẹ không? Gia đình chồng em không phản đối à? Còn chồng em đâu? Em về nhà đã hơn ba tháng rồi mà không thấy nó vào đón em? Hai đứa có chuyên gì phải không? Tại sao không nói cho Bố Mẹ biêt ?
Hà cúi đầu nhìn xuống những ngón chân mình, im lặng. Anh Chi biết khi Hà im lặng là lúc cô không muốn giải thích điều gì cả. Anh Chi cũng không muốn hỏi thêm.
Bữa cơm chiều vừa xong. Hà nói với Bố Mẹ ngày mai cô trở về nhà chồng. Cả nhà lặng đi một phút. Một phút thật nặng nề. Ngọc Hà bước vào phòng , một lát cô trở ra, trên tay cô có một xấp giấy tờ, cô đưa cho Bố và bảo;
-Bố ạ, đây là khai sanh của bé Ti, khai sanh bé vẫn là cha vô danh như ngày nó mới sinh ra nên không ai có thể dành bé Ti với bố mẹ được cả. Còn đây là giấy khám sức khỏe của bé cùng với những tờ giấy xét nghiệm khác chứng minh là bé hòan toàn khỏe mạnh ,không mắc bệnh gì. Con đã xin xét nghiệm cho bé hai lần rồi, mỗi lần cách nhau một tháng, kết quả cũng tốt đẹp như nhau. Trời vẫn còn thương con nên bé Ti vẫn còn khỏe mạnh để thay con ở gần bố mẹ. Con xin cả nhà tha lỗi cho con. Và đây là giấy tờ của con, tờ giấy báo tin con đã nhiễm HIV, con bị lây từ Thắng. Đã từ lâu, con dấu Bố Mẹ, Thắng nghiện ma túy. Con cứ tưởng lấy Thắng con sẽ khiến Thắng cai nghiện được, con cứ tưởng đem bé Ti về bên Thắng, khơi dậy bổn phận làm cha thì anh ấy bỏ hút, nhưng cuối cùng con vẫn không thể làm được gì. Bố Mẹ Thắng biết con mình nghiện ngập, nên đã cưới con cho anh ấy. Mong mỏi con mình thay đổi nhưng cuối cùng Thắng vẫn đi vào con đường dẫn đến sida
Hà lau nước mắt trong lúc sự chết lặng của mọi người. Lưng Bố bỗng dưng còng xuống, đôi vai như không có điểm tựa buông xuôi. Anh Chi cắn môi rướm máu mà không thấy đau, khuôn mặt Mẹ bỗng chốc méo đi, khô cằn và xám xịt. Giống như một cơn giông bão điên cuồng đã phá hủy đi tất cả những gì đang hiện hữu, giống như bầu trời đang xuống thấp, đổ ập xuống từng ấy con người. Hà lại cất tiếng nói, giọng cô âm u như ở tận cõi nào:
- Con biết là lỗ tại con, là con đường con đã chọn. Xin cả nhà tha lỗi cho con . Vì con đường con tự chọn nên con xin bố mẹ cho con đi hết con đường ấy. Không thể thay đổi được nữa rồi. Con chỉ xin bố mẹ săn sóc bé Ti dùm con và đừng cho bé biết bố mẹ nĩ bị sida mà chết. Điều đó sẽ là nỗi ám ảnh cả đời nó. Hiện giờ Thắng đang ở trại cai nghiện, con phải quay về vì đó là nghiệp chướng của con, con đã cố sức vùng vẫy mà không thoát khỏi. Mẹ đừng buồn, mẹ đừng giận con nữa mẹ nhé, vì con đã không ngoan, luơn cãi lời cha mẹ nên hậu quả phải gánh chịu ngày hôm nay. Bây giờ biết mình lầm lỡ thì đã quá muộn rồi. Con cũng không thể bỏ rơi Thắng trong lúc này được nữa.
Trước mắt Anh Chi là những đốm sáng lập lòe, có tiếng đổ ập của một vật thể nào đó và ù tiếng bố ngẹn ngào:
-Mẹ đã xỉu rồi, đưa mẹ vào giường nằm đi các con.
Như một cái máy, Anh Chi dìu Mẹ lên giường. Hà vừa thút thít vừa xoa bóp bàn tay mẹ. Mắt cô cũng đang mờ đi. Hậu quả của những đêm thức trắng chờ chồng đang vật vờ đâu đó chưa về nhà. Hậu quả của những cơn mưa nước mắt khi biết mình mang bệnh- là hậu quả của tuổi trẻ dại khờ mải mê đi tìm niềm vui ở bên ngoài cuộc sống- là những đam mê ngu ngốc của cô.
Buổi sáng Anh Chi thức dậy thật sớm. Thật ra thì cả đêm qua cô có ngủ chút nào đâu, cô cứ chập chờn nghe từng tiếng nấc của Mẹ trong phòng, tiếng dỗ con của Hà và tiếng khụt khịt của Bố. Giấc ngủ không đến với những người trong căn nhà này. Hà đã soạn xong đồ đạc, cô ngồi ở một góc phòng nhìn bé Ti đang ngon giấc, Bố mở cửa phòng bước ra, Anh Chi sững sờ không nhận ra Bố. Chỉ qua một đêm thôi, tóc bố đã bạc hết nửa mái đầu, lưng bố còng xuống, đôi tay dài buông thỏng mệt mỏi. Cô nhìn sang mẹ, mẹ đã biến thành một bà già, đôi mắt mẹ sâu hoắm tăm tối, đôi chân mẹ run run và bàn tay lạc lõng. Hà không nhìn Bố, cũng không nhìn Mẹ Cô lặng lẽ xách chiếc valy bứơc ra cửa. Tiếng Mẹ thảng thốt:
- Con lại đi thật đấy à? khơng thể ở nhà với bố mẹ được sao?
- Con xin mẹ.
Hà bật khóc. Mẹ xuống giọng như một lời năn nỉ:
- Ở lại với Bố Mẹ đi con, Mẹ sẽ thuốc men săn sóc cho con, cả nhà sẽ thương yêu con như lúc con mới sinh bé Ti. Chẳng đâu bằng gia đình con ạ. Ở lại nhà đi con, Mẹ xin con, hãy ở lại để bố mẹ lo cho con. Đừng tự đày đọa mình nữa, cũng đừng đày đọa bố mẹ nữa. Mẹ không chịu đựng nổi nữa đâu.
Hà đứng sựng ngay bực cửa. Cô im lặng và câm nín. Bố dướng đôi mắt u uất nhìn cô:
- Đây mới là nhà của con. Con muốn ở bao lâu cũng được. Cả nhà
sẽ săn sóc cho con, gia đình sẽ cùng con nuôi lớn bé Ti. Ở cạnh gia đình con cứ yên tân dưỡng bệnh. Đừng đi nữa. Bố cũng xin con đấy
Hà cắn chặt đôi môi, cô nhắm mắt lại, hình ảnh Thắng trong trại cai nghiện dường như đang réo rắt rắt gọi cô, sự sụp đổ của cha mẹ lại càng làm cô đau xót. Cô nói trong tiếng thở dài:
- Bố mẹ cho con về săn sóc Thắng một thời gian. Rồi con sẽ quay về nhà mình.Và con sẽ ở bên cạnh bố mẹ. Con xin mẹ hãy giữ gìn sức khỏe, thế nào con cũng sẽ quay về.
Cô nhìn bố, ánh mắt cô tha thiết:
- Bố nhớ cho bầy chim ăn đều đấy nhé, lần này mà bố bỏ quên nó, nó sẽ đi luôn không về với bố nữa đâu.
Hà đi như chạy ra khỏi cổng, cô không quay đầu nhìn lại vì cô biết ở sau lưng cô, bầu trời đang sụp đổ xuống đầu mọi người, cô đã gieo dắt nhiều thảm họa quá. Cô nghĩ: hãy cố lên, hãy manh mẽ lên!
DUNG SÀIGÒN
(2008)
***- Mình đi sớm một chút nên cũng không phải chờ lâu lắm, chỉ sau có gần mười người thôi.
Anh Chi không nói gì, cô vẫn lặng lẽ ngồi im quan sát từng khuôn mặt của những người bên cạnh. Cô tự hỏi: chẳng lẽ ai cũng như mình? Anh Chi không tìm thấy nét khác thường nào trên khuôn mặt họ cả. Đây là phòng khám của Bác sĩ chuyên khoa về thần kinh. Mẹ cứ làm như cô bị thần kinh thật rồi, lúc nào cũng khóc lóc, than phiền bắt cô phải đi khám Bác sĩ. Ban đầu khi nghe mẹ nói cô bực mình lắm, nhất định không chịu, nhưng Mẹ nói mãi, hối hả mãi, rồi nước mắt ngắn, nước mắt dài buộc lòng cô phải chiều mẹ đến đây. Cô biết mình rất bình thường, rất tỉnh táo. Anh Chi nhớ em, nhớ cháu mà cũng cho là bị bệnh thần kinh à? Làm sao cô có thể không nhớ được tiếng cười hồn nhiên của bé Ti, những câu bập bẹ tập nói đáng yêu của bé, làm sao cô có thể quên được đôi mắt to tròn ngây ngô của bé mỗi chiều cô đi làm về, bé gọi cô bằng tiếng má Chi thật dễ thương. Bởi bé Ti là do chính tay cô bồng ẵm, cô đón nó trên tay cô y tá từ phòng hộ sinh ra. Con bé đỏ như con tôm luộc, yếu ớt cất tiếng khóc chào đời tủi thân không có cha. Cô đã ôm bé vào lòng siết thật chặt như để bù đắp cho nỗi thiếu thốn của bé. Cô đã tự tay tắm rửa cho nó, và săn sóc em gái còn hơn là mẹ săn sóc con. Cô biết Hà cũng chỉ là cô bé dại khờ ngu ngốc, cho dù Hà đã sinh con. Hai mươi hai tuổi, đang là sinh viên năm thứ ba khoa Hoa Văn, Hà quen Thắng ở trên mạng. Thắng tự khai mình là con một gia đình khá nổi tiếng, anh đang hoc ngành du lich. Đêm nào Hà cũng Chat với Thắng, rồi hai người gởi hình cho nhau, rồi yêu nhau đắm say từ lúc nào không biết. Anh Chi chỉ hơn Hà hai tuổi, nhưng cô cảm thấy mình chững chạc hơn em rất nhiều.Anh Chi biết Hà đang yêu- một thứ tình yêu thời thượng của giới trẻ bây giờ. Biết Thắng là một thanh niên ăn chơi, lêu lỏng, cô khuyên em nhưng Hà không để tâm. Hà sống lặng lẽ và mơ mộng, không bao giờ cô tâm sự với chị , tuy hai chị em suýt soát tuổi nhau , ngoài chuyện học hành chơi đùa ra, Hà không nói gì về những suy nghĩ thầm kín của mình, tâm tư cô dành hết cho những giờ ngồi bên máy tính Chát với người yêu, cô buông thả vào những tưởng tượng tuyệt vời về mối tình lãng mạn ấy.Về một chân trời mới lạ với biết bao điều thú vị, quyến rũ ngoài kia. Đã có lúc Hà cảm thấy học hành là sự ràng buộc đối với cô.Và cũng có lúc cô thấy mái ấm gia đình trở nên gò bó quá. Cô đã mơ đến một khoảng trời tự do mênh mông đầy quyến rũ ngoài gia đình. Và thế là cô lặng lẽ ra đi.
Khi cả nhà cuống cuồng lên vì sự vắng mặt của Ha.ø Bố Mẹ cô như người hụt hơi. Mẹ chạy đến nhà tất cả những người bạn của Hà để tìm hiểu, bà không biết được gì nhiều hơn ở những lập luận mù mờ của tuổi trẻ “cháu nghĩ là bạn ấy muốn sống tự lập, muốn thoát khỏi những ràng buộc của gia đình”” cháu nghĩ là bạn ấy đã đi với người yêu rồi’’ “ cháu nghe bạn ấy than chán học quá, chắc bạn ấy muốn đi xa để thay đổi cuộc sống v v”
Phải mất cả tuần lễ Bố Mẹ mới tìm ra nơi ở của Hà. Cô không ngần ngại vượt hơn ngàn cây số để ra đến Hà Nội. Hà ở nhà người bạn gái cô mới quen trên mạng. Cả hai cùng chí hướng, cùng suy nghĩ và đồng tình với nhau nên đã quen nhau. Hà Nội cũng là nơi người yêu cô ở đó. Mẹ khuyên Hà trở về. Hà cương quyết xin Mẹ cho cô ở lại, cô đang cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại , “ Mong mẹ đừng phiền trách, đừng lo âu cho con vì con đã lớn, con đang chờ tìm một việc làm để tự lo cuộc sống cho mình”. Ngọc Hà nói thế, Mẹ cũng đành phải buông xuôi. Làm thế nào để cảm hóa được đứa con bướng bỉnh, lúc này bà vẫn chưa nghĩ được.
Ngọc Hà bỏ đi đã được gần ba tháng rồi, căn phòng của cô mẹ vẫn hàng ngày vào quét dọn và sắp xếp chăn gối giống như Hà vẫn còn ở nhà. Đã mấy lần Mẹ nhấp nhỏm ra thăm Hà nhưng Bố gạt đi, ông còn rất giận. Bố bảo cứ để cho nó biết ra ngoài sống như thế nào. Không cần phải quan tâm đến nó vội. Thế nhưng người cuống cuồng vẫn là Bố khi vừa nghe tin Hà không còn ở chung nhà với cô bạn gái nữa, Mẹ cô năn nỉ mãi cô bạn ấy mới cho Mẹ biết Hà đi khỏi nhà cô hơn một tháng rồi, hiện giờ cô cũng không rõ Ngoc Hà ở đâu. Anh Chi liên lạc được với Thắng trên mạng, Thắng thú nhận hai người đã thuê nhà ở với nhau, nhưng cuối cùng không đủ tiền nên anh đưa Hà về ở tạm nhà cha mẹ, anh đang thuyết phục Bố Me xin cưới Hà. Không thể chờ đợi lâu hơn, Anh Chi đi cùng với Bố ra nhà Thắng để tìm Ngọc Hà. Sau khi bàn bạc với Bố và để làm yên lòng con trai và an ủi cô con gái nhẹ dạ đã được gia đình ra đón về. Cả hai bên gia đình đều đồng ý chờ Hà và Thắng học xong, tốt nghiệp ra trường sẽ cho làm đám cưới vì hiện giờ cả hai còn quá trẻ, học hành dở dang sẽ không có tương lai. “ Cũng chỉ còn hơn một năm nữa thôi”. Bố nói thế khi đưa đứa con gái ra về, Hà im lặng và câm nín . Cả ngày không nghe tiếng cô cười, thỉnh thoảng cô trả lời mẹ những câu cần thiết rồi lại trốn trong phòng ngủ vùi. Anh Chi cảm thấy Hà có vẻ gì khác lạ, cô nói với mẹ, mẹ lặng ngưòi, và nỗi sợ hãi loé lên trong đầu bà! Nỗi sợ hãi tăng dần khi cô chị họ của Hà báo động với mẹ, Hà đã có thai mà không dám cho gia đình biết. Cô âm thầm báo tin cho Thắng. Thắng bảo cô bỏ cái thai đi vì hai đứa còn trẻ quá, không thể có con sớm như thế được. Hà lo lắng và sợ hãi , cô tự che dấu nỗi buồn vào giấc ngủ và có lúc cô hy vọng mình sẽ không thức dậy nữa. Cô sợ đối mặt với gia đình vì cô đã gây ra quá nhiều phiền muộn cho cha mẹ.Tin này làm cả gia đình Hà rơi vào buồn bã. Mẹ cô gọi điện thoại cho gia đình Thắng, bà báo tin Hà có thai cho Mẹ Thắng để xem hai bên gia đình sẽ sắp xếp như thế nào? Như một gáo nước lạnh dội vào gia đình cô, mẹ Thắng đã lạnh lùng trả lời “Các cháu còn nhỏ quá làm sao có thể có con sớm như thế được, gia đình tôi không chấp nhận cái thai đó, thôi thì tuỳ ông bà giải quyết”. Mẹ đau xót đến lặng cả người, câu trả lời phũ phàng ấy đã khiến gia đình Hà đi đến quyết định giữ lại cái thai của cô “ không cần nó có cha, bố mẹ sẽ chăm sóc cho con và nuôi nấng đứa bé nên người”, Bà an ủi cô con gái non dại của mình bằng những giọt nước mắt buồn phiền.
Cuối cùng rồi Bé Ti ra đời, chồng lên nỗi nhục nhằn là niềm vui khi có một mầm sống mới, nhỏ bé và mong manh đang hiện hữu trong gia đình. Anh Chi đam mê trong công việc săn sóc cho đứa bé. Cô có nỗi lo khi béù ốm , có niềm vui khi bé cười. Cô có tất cả thời gian dành cho cháu. Hà cũng tươi tỉnh hơn với những vui đùa của trẻ thơ. Bốá Mẹ cô chăm lo cho cháu ngoại như đã từng chăm lo cho những đứa con của mình. Bé Ti bất hạnh không cha nhưng bù lại, bé có tình thương của cà nhà. Hạnh phúc tưởng chừng như đọng lại ở nơi đầy ắp tình thương yêu ấy. Anh Chi nghĩ sẽ cố chăm sóc cho cháu thật tốt. Để bù đắp nỗi thiếu cha, cô muốn cháu được bao bọc bởi những người thân yêu nhất. Cô sẽ cố gắng lo cho Bé Ti được vẹn toàn, cô nghĩ một ngày nào Hà có tình yêu mới, sẽ lập gia đình mới, cô tình nguyện nuôi cháu cho em lấy chồng. Cô sẽ ở vậy nuôi bé Ti khôn lớn. Ý nghĩ này tạo thêm niềm vui thích cho Anh Chi.
Mỗi ngày nhìn bé Tí lớn lên, hồn nhiên như một mầm non bé bỏngAnh Chi cảm nhận được sự vui thú là niềm hạnh phúc bất tận. Cô không quản ngại nhọc nhằn, vui cùng tiếng cười của bé, đau cùng với bé những khi bé cảm sốt hay té ngã. Anh Chi bị cuốn hút vào niềm vui có tiếng khóc, tiếng cười của trẻ thơ mà không nghĩ xa hơn những suy tư củaHà. Tình yêu , sự đam mê vẫn còn lôi cuốn cô, đứa con gái chỉ thích sống bên ngoài gia đình, thế rồi Hà lại liên lạc với Thắng, cô gởi những tấm hình ngộ nghĩnh dễ thương của bé Ti cho anh như thể muốn đánh thức bổn phận làm cha của Thắng. Những tấm hình bé bỏng ấy đã có tác dụng , không những với Thắng mà với cả gia đình anh. Bố Mẹ anh gọi điện thoại cho Bố Mẹ Hà, xin lỗi và bày tỏ những hối tiếc và sự ân hận đã không nhận cháu ngay từ thủa ban đầu, Ông bà và cậu con trai đã đến nhà Ngọc Hà để tỏ lòng và xin cưới Hà với đầy đủ lễ nghi, nhưng bố mẹ cô đã từ chối. Rất nhiều lần, gia đình Thắng vẫn kiên trì năn nỉ bố mẹ Hà cho họ cứơi dâu, nhận cháu. Bố nói: “ chúng tôi đã làm khai sinh cho cháu rồi, cha nó vô danh, không thay đổi được nữa đâu” Hà khóc lóc năn nỉ xin Bố Mẹ cho cô toại nguyện, cô muốn bé Ti có cha, cô không muốn lớn lên bé đi học sẽ mang mặc cảm với cái khai sanh không có tên cha trong đó . Bao đêm cô ngồi ôm con khóc với Mẹ, xin mẹ tha thứ cho Thắng, cho gia đình anh được nhận cháu, và cho con của cô có cha.Những giọt nước mắt ấy, những lý lẽ thắm thiết ấy đã làm bố mẹ mềm lòng.Thế rồi cuộc hôn nhân muộn màng cũng hoàn thành với những lời hứa tốt đẹp của hai họ: cưới xong Ngọc Hà vẫn ở với bố mẹ cô cùng bé Ti để tiếp tục học xong Đại Học.Thôi thế cũng tốt mẹ nói thế. Cũng tốt vì Hà có danh phận, bé Ti có cha mà ông bà ngoại vẫn có cháu bên cạnh, có thay đổi gì đâu, Anh Chi cũng thở phào vì cô không muốn bé Ti xa cô, vì bé là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô.Cô thương bé Ti như thể bé chính là do cô sinh ra vậy.
Đám cưới vừa xong, bố mẹ Thắng xin phép cho Hà bế con về ra mắt họ hàng một vài ngày rồi Hà lại bế con vào tiếp tục đi học.
Đã hơn một tháng rồi Hà chưa về, Anh Chi đã phải cố gắng lắm mới không rên lên “ sao mà nhớ bé Ti quá”. Cả nhà lúc nào cũng trông ngóng tiếng chuông gọi cửa, căn nhà chỉ rộn ràng khi có tiếng mẹ con Hà ríu rít mà thôi.
Buổi sáng Anh Chi sửa soạn đi làm, vừa bước chân ra khỏi phòng, cô nhìn thấy mẹ thẫn thờ với bức thư trên tay: thư của Hà đấy, mẹ nói mà đôi mắt nhìn xa xăm:
- Em con nói nó xin phép bố mẹ cho nó ở luôn ngoài đó cùng với bé Ti, vì ông bà nội thương cháu quá không nỡ xa cháu. Hà sẽ xin chuyển hồ sơ ra đó để tiếp tục đi học, ông bà nội thuê người về trông bé cho nó tiếp tục đến trường. Bé Ti đựơc cả nhà cưng chiều. Nó xin bố mẹ yên tâm, hiện giờ nó sống rất hạnh phúc và sung sướng, bố mẹ đừng lo gì cho mẹ con nó cả.
Anh Chi cầm bức thư của Hà, cô không nói gì với mẹ, lững thững quay trở về phòng. Anh Chi không muốn đi làm nữa- để làm gì khi không còn bé Ti mỗi chiều đón cô ở cửa để chờ cô dang tay bế bé vào lòng, cù nách cháu để được nghe tiếng cười khanh khách của bé. Căn nhà bỗng dưng vắng lặng một cách tội nghiệp. Tất cả đều thấy mình thừa thãi. Sẽ không còn thấy mẹ tất bật mỗi buổi sáng dậy sớm băm thịt nấu cháo cho bé- sẽ không còn nghe tiếng Hà hối hả dỗ con “ bé ngoan ở nhà với bà ngoai cho mẹ đi học, ngày nào mẹ cũng vào lớp trễ hơn mọi người kỳ quá”. Mỗi sáng sớm sẽ không thấy bố hăm hở với chiếc xe đẩy, đẩy bé đi dạo quanh những con đường tràn đầy bóng mát và một chút nắng non cho má bé hồng hào. Bố sẽ không códịp chỉ cho bé thấy những căn nhà đang xây, những chú chim non đang tập chuyền, những cô bướm vàng rủ nhau đi hút nhuỵ trên những cánh hoa. Bố sẽ không biết thì thầm với ai nũa. Bé thật bé bỏng, nhưng bố cứ tưởng tượng ra bé đã lớn để có thể nghe, có thể hiểu được những gì bố nói. Đó cũng là niềm vui của bố, là điểm tựa cho tuổi già. Sẽ không còn những bữa cơm ồn ào khi cả nhà cho bé ngồi chung, bé cười, bé khóc, bé đòi phá phách. Tất cả sẽ trở thành tĩnh lặng cô đơn.
Anh Chi không biết được thời gian, cô cũng chẳng nhìn thấy không gian, hình như lâu lắm rồi mình chưa bước ra khỏi căn phòng này, cô nghe những âm thanh huyền hoặc đâu đó- là tiếng cười của bé Tí, là tiếng khóc khi bé sốt cao, khò khè và run rẩy, Anh Chi cũng run rẩy đặt bàn tay lên trán béù, âu yếm nắm bàn tay bé bỏng của nó, truyền hết tình thương cho bé mau hết bịnh. Là bập bẹ tiếng bé gọi cô- tha thiết và gần gụi biết bao, ấm áp và dễ thương biết bao. Cô nhớ bé Tí, cô nhớ quá! Nhớ bé quá, cô quằn quại trong nỗi nhớ.Tiếng Mẹ vang lên đâu đó:
-Nó bị bệnh rồi, chắc là nhớ béTi quá mà sinh bệnh đấy thôi. Tội nghiệp, tôi cũng nhớ mẹ con nó quá. Nhưng biết làm thế nào được bây giờ, cũng chỉ cầu mong cho con cái được hạnh phúc mà thôi.
Anh Chi thấy lùng bùng, cô nhắm mắt lại , một chút hờn giận cha mẹ đã mềm lòng gả Ngọc Hà đi lấy chồng xa. Một chút giận em tuyệt tình không nghĩ đến những ngày cơ nhỡ được chị em, cha mẹ cưu mang, bây giờ lấy chồng bỏ rơi tất cả. Cô đi từ giận đến hờn, đến cả sự tuyệt vọng. Cái cảm giác khơng cịn bé Ti nữa giống như cơ vừa bị mất một đứa con làm cơ đau xĩt và nuối tiếc đến thờ thẫn cả người.
Bác sĩ gọi đến tên Anh Chi, cô đi vào phòng cùng với mẹ,ngồi đối diện với Bác Sĩ, cô chịu đựng ánh mắt chăm chú của ông
- Cháu là Anh Chi phải không?
- Dạ
- Bao hiêu tuổi rồi?
- Dạ cháu hai mươi bốn tuổi.
- Hai mươi bốn tuổi, có người yêu chưa?
Anh Chi nhìn bác sĩ, mày cô nhíu lại, không trả lời, Bác sĩ vẫn thản nhiên bảo cô:
- Hai mươi bốn tuổi là tuổi có người yêu được rồi. Lấy chồng cũng tốt nữa. Cháu thấy thế nào? trong lòng buồn bực hay âu lo chuyện gì phải không ?
Anh Chi vẫn ngồi im, hình như Mẹ cô đang thổn thức nói với bác sĩ những suy nghĩ của mẹ về căn bệnh nhớ cháu của cô. Hình như mỗi lúc mẹ mỗi bi thảm thêm câu chuyện. Cuối cùng bác sĩ cũng hí hoáy viết cho cô một cái toa thuốc, kèm theo một lời khuyên:
- Uống thuốc đều mỗi buổi tối nhé, cháu chả có bệnh gì đâu. Lấy chồng, sanh con là vui vẻ ngay thôi.
Cái viên thuốc nho nhỏ, hồng hồng của ông bác sĩ đã có tác dụng làm đặc những suy nghĩ của Anh Chi. Buổi sáng thức giấc cô thấy chao đảo quay cuồng, đấu óc cô bị bưng bít như một cái chai thắt nút, mệt nhoài. Anh Chi đến sở làm, cô lờ đờ như mới vừa ốm dậy. Cô làm việc theo bản năng và không cảm giác,không suy nghĩ cũng không nhớ nhung. Mẹ bảo“ hình như con uống thuốc quá liều mới sinh ra trạng thái đó, thôi giảm bớt liều lượng đi”. Cô bực bội quăng những viên thuốc xinh xinh vào giỏ rác. Nhớ cháu có phải là một cái tội đâu mà phải dùng thuốc để bưng bít nỗi nhớ nhỉ? cô thấy mình không bệnh họan gì cả, chỉ là sự hụt hẫng của sự mất mát mà thôi.
Đã lâu lắm không thấy Hà gọi điện về. Mẹ nóng ruột điện thoại ra thăm con nhưng không gặp cô, tiếng mẹ chồng Hà đon đả ngọt ngào bảo Hà đi chợ. Mẹ hỏi thăm bé Ti bà ríu rít khoe con bé bây giờ khỏe mạnh lắm, bé đã biết đi và ăn được cơm nấu nhão, biết gọi bà bà và bố bố rồi. Mẹ nghe xong lặng buồn. Nỗi nhớ con, nhớ cháu đâu đã nguôi ngoai. Anh Chi thấy bố giường như già hơn. Buổi sáng bố thẫn thờ lười biếng không muốn xuống nhà đi bộ nữa, trong phòng bố dán toàn hình bé Ti. Bé cười, bé khóc, bé làm trò, bé nhăn mặt, Hằêng ngày bố ngồi hàng giờ nhìn say đắm những tấm hình đó. Anh Chi nghĩ: người cần phải đi chữa bệnh là Bố chứ không phải là cô, cô nói với Mẹ như thế. Mẹ thở dài:
- Chẳng riêng gì Bố mà cả nhà đều mang bệnh. Mẹ cũng nhớ mẹ con nó quá.
- Hay là chúng ta ra ngoài ấy đem bé Ti về đi Mẹ?
Anh Chi đề nghị, mắt cô sáng lên niềm mong đợi, Mẹ lắc đầu:
- Chúng ta chẳng có lý do gì đem bé về được, Bố Mẹ đã gả Hà rồibây giờ Bé Ti là cháu nội của họ, đời nào họ cho mình bắt cháu về.
Anh Chi bất mãn;
- Nhưng họ có nuôi bé Ti ngày nào đâu, chính họ đã từ chối nó, và chính gia đình mình đã nuôi nấng bé cho đến ngày hôm nay, khi bé đã cứng cáp rồi họ lại dành bé. Tại sao Bố Mẹ lại gả Hà cho họ chứ? Mẹ có bao giờ nghĩ Hà lấy Thắng sướng hay khổ? Một mình nó sống xa nhà cả ngàn cây số, có chuyện gì cũng một mình nó gánh chịu, biết nương nhờ ở đâu? Thắng là một thanh niên ăn chơi, hư hỏng. Ngay từ đầu chính nó đã thúc đẩy Hà phá bỏ cái thai đi. Tại sao bây giờ lại đòi nhận vợ, nhận con? Họ có mục đích gì đó mà gia đình mình chưa chịu tìm hiểu kỹ đã bằng lòng gả con rồi. Mẹ có thấy lạ không?
Những giọt nước mắt của Mẹ đã bắt đầu lây lan sangAnh Chi.
- Con đường này là em con đã chọn, cho dù Bố Mẹ không gả thì nó cũng sẽ bế con đi theo không người ta mà thôi. Không phải là Mẹ không suy nghĩ những diều con nói, nhưng những giọt nước mắt của Hà làm mẹ siêu lòng, thôi thì số phận của nó mẹ cũng đành chấp nhận chứ không thể giải quyết hơn được nữa. Hay, dở, sướng khổ gì thì cũng là nó chọn. Mẹ chỉ buồn tiếc là nó bỏ học sớm quá, không giữ lời với bố mẹ tiếp tục học xong. Ra trường có thể kiếm một việc làm. Có làm sao thì cũng tự lo cho mình được, không bị lệ thuộc vào gia đình bên chồng.
Anh Chi ngồi thụp xuống bậc thềm nhìn ra đường. Ở một góc vườn, Anh Chi nhìn thấy Bố ngồi trên chiếc ghế dựa, bên cạnh ông là hộp giấy đựng đầy những hạt kê và thóc. Hôm qua lúc đi lãnh lương hưu về, Anh Chiù thấy trong giỏ xe của Bố cĩ một bịch kê và một bịch thĩc thật to. Anh Chi hỏi:
- Bố mua kê, mua thóc làm gì nhiều thế?
Bố bảo:
- Để bố dụ mấy con chim trở về như xưa.
Anh Chi nhớ đến bầy chim sẻ ngày trước, lúc Hà chưa bỏ nhà ra đi, không biết từ đâu bay về những con chim sẻ nâu, chúng thường hay sà xuống khỏang sân vườn nhặt nhạnh những hạt cơm rơi vãi. Vào mỗi buổi chiều, Bố lại bắc chiếc ghế dựa ra sân ngồi chờ đàn chim bay đến, bố thảy một nắm gạo ra sân rồi nhìn ngắm chúng ríu rít vừa mổ gạo vừa chuyện trò râm ran. Lúc đầu chỉ vài ba con, nhưng càng ngày chúng càng kéo về rất đông. Hôm nào Bố bận không ra sân sớm được, chúng kéo nhau bay lượn quanh những bụi cây trong vườn cất tiếng véo von như thúc dục Bố cho ăn, Hà cũng rất thích bầy chim ấy, cô mua cho Bố một bịch thóc và một bịch kê. Hà bảo:
- Bố cho chim ăn gạo hoài nó chán thế nào cũng bỏ đi cho mà xem. Con mua thóc và kê để bố thay đổi món ăn cho nó, nó mới ở mãi với bố.
Những hôm nghỉ học, Hà cũng ra sân cho đàn chim ăn cùng với Bố. Đàn chim ăn uống , nô đùa chán chê rồi mới rủ nhau bay đi, rồi ngày mai lại đến- một khoảng sân vườn tràn ngập những chú sẻ nâu. Cứ như thế, đàn chim giống như một phần trong cuộc sống của Bố. Ngày Hà bỏ đi, bố ủ rũ quên cho đàn chim ăn, chúng bay quanh sân nhà ríu rít kêu đói, Bố lơ đãng thảy những hạt thóc xuống sân. Hình như đàn chim cũng hiểu bố đang buồn nên không chuyện trò râm ran nữa, chúng mổ vội những hạt thóc rồi bay đi. Bố bắt đầu lơ là với công việc cho chim ăn mỗi buổi chiều. Đàn chim bay lượn kêu gào nhiều lần, nhiều lần và rồi một ngày Hà trở về, rồi sanh bé Ti, cả nhà bận rộn cho một sinh mạng mới trong nhà. Bố cũng hòa mình với những tất bật đó của mọi người, Bố đã quên mất đàn chim, thi thỏang chợt nhớ đến Bố lại đem những hạt kê mốc meo ra sân vung vãi nhưng đàn chim đã đi mất tự bao giờ.
Bố cứ ngồi như thế mỗi chiều, lặng lẽ và kiên nhẫn thả từng nắm thóc xuống sân mà vẫn không thấy một chú chim nào sà xuống nhặt. Bao thóc của Bố đã cạn dần , sân nhà mỗi ngày Mẹ lại phải quét đầy những hạt thóc vun lại rồi hốt đổ đi. Mẹ cằn nhằn;
-Bố mày dư thời gian làm những việc thừa thãi,
Dường như Bố không muốn nghe những gì mẹ nói, Bố vẫn lặng lẽ ngồi hàng giờ ở góc sân ấy và vẫn cứ tiếp tục hết bao thóc này đến bao thóc khác thẩy xuống sân- rồi một ngày nào đó chúng sẽ bay về- Bố nói thế- nhất định chúng sẽ bay về- Anh Chi không muốn làm mất đi niềm hy vọng của Bố, cô nói với Mẹ:
- Mẹ cứ để yên cho Bố tạo niềm tin ở những buổi chiều, Bố đâu còn việc gì làm ngoài chuyện đón chờ đàn chim hở Mẹ?
Cơ nói thế và cô cũng mong muốn như bố - hy vọng rồi một ngày đàn sẻ nâu sẽ quay về tiếp tục nhặt những hạt thóc dưới sân nhà và se õcùng nhau chuyện trò ríu rít như xưa.
Đầu tiên là một chú sẻ nâu nhút nhát lạc lõng đậu xuống một cành bông sứ trong sân. Mắt Bố sáng lên, tay run run thảy từng nắm hạt kê xuống gốc cây như thể dỗ dành mời mọc, chú sẻ nâu đánh hơi nhẩy xuống nhánh cây thấp hơn, chú cất tiếng kêu nho nhỏ dò đường, dần dà chú buông nhẹ người xuống đất, những hạt kê vàng ươm ở ngay dưới chân chú, chú mổ thử một hạt, rồi nhiều hạt, chú no bụng cất tiếng véo von như một lời cám ơn, chú đảo một vòng quanh sân nhà rồi mới bay đi. Những ngày sau đó Anh Chi đã nhìn thấy được nụ cười của Bố, chú sẻ nâu nho nhỏ đã rủ rê những chú sẻ nâu khác, dần dà bầy sẻ nâu đông đúc như ngày nào đã trở lại. Khỏang sân vườn mỗi chiều lại đầy ắp tiếng ríu rít chuyên trò của bầy chim. Bỗng nhiên, Anh Chi lại nghĩ đến bé Ti vàø Hà. Nỗi nhớ lại trào dâng sôi sục trong lòng cô. Đã lâu lắm rồi Hà không liên lạc với gia đình, thỉnh thoảng Anh Chi gọi điện ra Hà vẫn trả lời bình thường, bé Ti vẫn khỏe, cuộc sống của cô không có gì phải quan tâm. Giọng nói của Hà có vẻ an phận khiến Anh Chi thấy bâng khuâng sao đó, cô có cảm giác Hà không được vui lắm, nhưng cô biết tính Hà, rất ít khi Hà chịu tâm sự với cô.
Hà trở về- giống như bầy sẻ nâu. Hà về lúc bố đang chăm chú cho bầy sẻ nâu mổ thóc. Hà bế con sà xuống bên bố, cô nhìn bầy sẻ nâu, rồi nhìn bố rưng rưng;
- Bố đã gọi chúng trở về được rồi hả bố?
Bố gật đầu, đôi mắt bố đỏ hoe mừng con.
- Cũng phải lâu lắm chúng mới quay về con ạ
. Bố giang tay ra định ôm bé Ti vào lòng, bé Tí lùi xa một bước, bàn tay nắm chặt tay mẹ. Hà dỗ con:
- Ông ngoại đó mà con, con ạ ông đi.
Bé Ti vẫn mở to đôi mắt nhìn ông lạ lùng. Hà nói:
- Chỉ mới hơn một năm thôi mà con đã quên ông rồi. Tội nghiệp cho con quá!
Giọng cô nhỏ và yếu ớt, cô nắm bàn tay con đi cùng với bố vào nhà. Bây giờ đang là bữa cơm chiều. Mọi người chưa ăn đã thấy no vì Hà đã về. Nụ cười của Mẹ còn tươi hơn cả ngày gả con. Anh Chi ngẹn ngào nhìn bé Ti, cô vẫn nhận ra ánh mắt của cháu. Aùnh mắt to tròn , ngơ ngác đến tội nghiệp. Bé Ti không còn nhận ra cô . cũng không nhận ra ông ngoại bà ngoại nữa. Bé nhìn mọi người bằng ánh mắt lạ lùng soi mói. Chả sao đâu, bé đã xa nhà cả năm rồi, bé quên cũng phải, từ từ thôi, từ từ thôi nhé, bé sẽ lại líu lo như đàn sẻ nâu ngoài kia. Anh Chi nói thầm- thế là Bé đã về rồi, từ từ cô sẽ lại được ôm bé vào lòng, hôn lên đôi má thơm mùi sữa của bé, lại sẽ tập cho bé tiếng Bà ngoại, ông ngoại thân thương, bé sẽ gọi cô là má Chi. Cô vui đến run lên, ánh mắt cô nhìn bé như không muốn rời xa bé nữa. Bữa cơm chiều đầy ắp tiếng cười, mà sao trong niềm vui trùng phùng này Anh Chi ù có cảm giác thật lạ. Anh Chi thấy Hà cũng thật lạ. Sau một năm xa nhà, cơ thấy em cứng cáp ra nhiều, cĩ vẻ đã trưởng thành và mang nỗi khắc khổ. Hà cười ít hơn mọi người. Cô né tránh khi bố mẹ dề cập đến gia đình chồng, Cô bảo cô về nhà một thời gian, cô muốn cho bé Ti quen lại với ông bà và má Anh Chi, cô sẽ để bé ở lại cho ông bà và Anh Chi nuôi dậy bé.
- Chị nuôi bé Ti dùm em nhé, chị Chi. ?
Hà hỏi chị, ánh mắt cô rưng rưng. Anh Chi để lộ cả tấm lòng:
- Đương nhiên rồi, lúc nào chị cũng yêu thương bé và đã coi bé như con mình từ lâu lắm .
- Cám on chị.
Hà nói với nụ cười nhẹ. Mẹ nhìn Hà chăm chăm và lại buông tiếng thở dài. Lớp phấn hồng vẫn khơng che lấp được nét xanh xao trên khuôn mặt cô. Hà đã gầy đi rất nhiều. Bà nghĩ con gái có điều gì uất khúc không muốn nói. Xưa nay tính con bé vẫn thế, ít khi nó gần gũi, tâm sự với mẹ,bà mong những ngày ở nhà sẽ giúp Hà cởi mở hơn.
Mỗi ngày Hà đều nhắc Bố cho bầy chim ăn:
- Bố nhớ cho bầy chim ănđ thường xuyên, đừng bỏ quên nĩ nữa nhé. Lần này mà bố bỏ quên nĩ, nhất định nĩ sẽ đi luơn khơng quay về với bố nữa đâu.
Bố cười hề hà:
- Được rồi, bố nhớ rồi mà.
Hà thường ngồi bên cạnh bố nhìn bố chăm chút bầy chim. Dạo này bé Ti đã bắt đầu quen với ông bà rồi, nó chạy lung tung khắp nhà và nghịch ngợm tất cả những gì có thể nghịch được. Tiếng nói trẻ thơ không thua gì tiếng chim hót, Cả nhà lại bận rộn với bé, Mẹ lại thức dậy thật sớm đi chợ và vội vã trở về, lách cách dao thớt băm thịt nấu cháo cho Bé. Anh Chi lại mỗi chiều tan sở lang thang các cửa tiệm đồ chơi để chọn mua cho bé Ti những món đồ chơi vui mắt. Hà thường ngồi lặng nhìn con hàng giờ, đôi mắt cô thỉnh thoảng lại ánh lên niềm thương xót. Anh Chi thấy Hà thay đổi hẳn. Có cái gì đó đang biến chuyển trong Hà, Anh Chi hỏi nhưng Hà không nói . Hà dặn dò Anh Chi:
- Chị đừng chiều Bé Ti quá nó sẽ hư đấy.
Rồi cô cười buồn buồn:
- Nó hư giống em thì khổ, có lẽ hết hè má Anh Chi cho bé Ti đi học đi, ở trường cô giáo sẽ cho bé vào nề nếp, lớn lên dễ dậy bảo hơn.
Anh Chi thấy ánh mắt Hà lúc nào cũng rưng rưng, cô hỏi:
- Có thật là em để bé Ti ở lại đây với Bố Mẹ không? Gia đình chồng em không phản đối à? Còn chồng em đâu? Em về nhà đã hơn ba tháng rồi mà không thấy nó vào đón em? Hai đứa có chuyên gì phải không? Tại sao không nói cho Bố Mẹ biêt ?
Hà cúi đầu nhìn xuống những ngón chân mình, im lặng. Anh Chi biết khi Hà im lặng là lúc cô không muốn giải thích điều gì cả. Anh Chi cũng không muốn hỏi thêm.
Bữa cơm chiều vừa xong. Hà nói với Bố Mẹ ngày mai cô trở về nhà chồng. Cả nhà lặng đi một phút. Một phút thật nặng nề. Ngọc Hà bước vào phòng , một lát cô trở ra, trên tay cô có một xấp giấy tờ, cô đưa cho Bố và bảo;
-Bố ạ, đây là khai sanh của bé Ti, khai sanh bé vẫn là cha vô danh như ngày nó mới sinh ra nên không ai có thể dành bé Ti với bố mẹ được cả. Còn đây là giấy khám sức khỏe của bé cùng với những tờ giấy xét nghiệm khác chứng minh là bé hòan toàn khỏe mạnh ,không mắc bệnh gì. Con đã xin xét nghiệm cho bé hai lần rồi, mỗi lần cách nhau một tháng, kết quả cũng tốt đẹp như nhau. Trời vẫn còn thương con nên bé Ti vẫn còn khỏe mạnh để thay con ở gần bố mẹ. Con xin cả nhà tha lỗi cho con. Và đây là giấy tờ của con, tờ giấy báo tin con đã nhiễm HIV, con bị lây từ Thắng. Đã từ lâu, con dấu Bố Mẹ, Thắng nghiện ma túy. Con cứ tưởng lấy Thắng con sẽ khiến Thắng cai nghiện được, con cứ tưởng đem bé Ti về bên Thắng, khơi dậy bổn phận làm cha thì anh ấy bỏ hút, nhưng cuối cùng con vẫn không thể làm được gì. Bố Mẹ Thắng biết con mình nghiện ngập, nên đã cưới con cho anh ấy. Mong mỏi con mình thay đổi nhưng cuối cùng Thắng vẫn đi vào con đường dẫn đến sida
Hà lau nước mắt trong lúc sự chết lặng của mọi người. Lưng Bố bỗng dưng còng xuống, đôi vai như không có điểm tựa buông xuôi. Anh Chi cắn môi rướm máu mà không thấy đau, khuôn mặt Mẹ bỗng chốc méo đi, khô cằn và xám xịt. Giống như một cơn giông bão điên cuồng đã phá hủy đi tất cả những gì đang hiện hữu, giống như bầu trời đang xuống thấp, đổ ập xuống từng ấy con người. Hà lại cất tiếng nói, giọng cô âm u như ở tận cõi nào:
- Con biết là lỗ tại con, là con đường con đã chọn. Xin cả nhà tha lỗi cho con . Vì con đường con tự chọn nên con xin bố mẹ cho con đi hết con đường ấy. Không thể thay đổi được nữa rồi. Con chỉ xin bố mẹ săn sóc bé Ti dùm con và đừng cho bé biết bố mẹ nĩ bị sida mà chết. Điều đó sẽ là nỗi ám ảnh cả đời nó. Hiện giờ Thắng đang ở trại cai nghiện, con phải quay về vì đó là nghiệp chướng của con, con đã cố sức vùng vẫy mà không thoát khỏi. Mẹ đừng buồn, mẹ đừng giận con nữa mẹ nhé, vì con đã không ngoan, luơn cãi lời cha mẹ nên hậu quả phải gánh chịu ngày hôm nay. Bây giờ biết mình lầm lỡ thì đã quá muộn rồi. Con cũng không thể bỏ rơi Thắng trong lúc này được nữa.
Trước mắt Anh Chi là những đốm sáng lập lòe, có tiếng đổ ập của một vật thể nào đó và ù tiếng bố ngẹn ngào:
-Mẹ đã xỉu rồi, đưa mẹ vào giường nằm đi các con.
Như một cái máy, Anh Chi dìu Mẹ lên giường. Hà vừa thút thít vừa xoa bóp bàn tay mẹ. Mắt cô cũng đang mờ đi. Hậu quả của những đêm thức trắng chờ chồng đang vật vờ đâu đó chưa về nhà. Hậu quả của những cơn mưa nước mắt khi biết mình mang bệnh- là hậu quả của tuổi trẻ dại khờ mải mê đi tìm niềm vui ở bên ngoài cuộc sống- là những đam mê ngu ngốc của cô.
Buổi sáng Anh Chi thức dậy thật sớm. Thật ra thì cả đêm qua cô có ngủ chút nào đâu, cô cứ chập chờn nghe từng tiếng nấc của Mẹ trong phòng, tiếng dỗ con của Hà và tiếng khụt khịt của Bố. Giấc ngủ không đến với những người trong căn nhà này. Hà đã soạn xong đồ đạc, cô ngồi ở một góc phòng nhìn bé Ti đang ngon giấc, Bố mở cửa phòng bước ra, Anh Chi sững sờ không nhận ra Bố. Chỉ qua một đêm thôi, tóc bố đã bạc hết nửa mái đầu, lưng bố còng xuống, đôi tay dài buông thỏng mệt mỏi. Cô nhìn sang mẹ, mẹ đã biến thành một bà già, đôi mắt mẹ sâu hoắm tăm tối, đôi chân mẹ run run và bàn tay lạc lõng. Hà không nhìn Bố, cũng không nhìn Mẹ Cô lặng lẽ xách chiếc valy bứơc ra cửa. Tiếng Mẹ thảng thốt:
- Con lại đi thật đấy à? khơng thể ở nhà với bố mẹ được sao?
- Con xin mẹ.
Hà bật khóc. Mẹ xuống giọng như một lời năn nỉ:
- Ở lại với Bố Mẹ đi con, Mẹ sẽ thuốc men săn sóc cho con, cả nhà sẽ thương yêu con như lúc con mới sinh bé Ti. Chẳng đâu bằng gia đình con ạ. Ở lại nhà đi con, Mẹ xin con, hãy ở lại để bố mẹ lo cho con. Đừng tự đày đọa mình nữa, cũng đừng đày đọa bố mẹ nữa. Mẹ không chịu đựng nổi nữa đâu.
Hà đứng sựng ngay bực cửa. Cô im lặng và câm nín. Bố dướng đôi mắt u uất nhìn cô:
- Đây mới là nhà của con. Con muốn ở bao lâu cũng được. Cả nhà
sẽ săn sóc cho con, gia đình sẽ cùng con nuôi lớn bé Ti. Ở cạnh gia đình con cứ yên tân dưỡng bệnh. Đừng đi nữa. Bố cũng xin con đấy
Hà cắn chặt đôi môi, cô nhắm mắt lại, hình ảnh Thắng trong trại cai nghiện dường như đang réo rắt rắt gọi cô, sự sụp đổ của cha mẹ lại càng làm cô đau xót. Cô nói trong tiếng thở dài:
- Bố mẹ cho con về săn sóc Thắng một thời gian. Rồi con sẽ quay về nhà mình.Và con sẽ ở bên cạnh bố mẹ. Con xin mẹ hãy giữ gìn sức khỏe, thế nào con cũng sẽ quay về.
Cô nhìn bố, ánh mắt cô tha thiết:
- Bố nhớ cho bầy chim ăn đều đấy nhé, lần này mà bố bỏ quên nó, nó sẽ đi luôn không về với bố nữa đâu.
Hà đi như chạy ra khỏi cổng, cô không quay đầu nhìn lại vì cô biết ở sau lưng cô, bầu trời đang sụp đổ xuống đầu mọi người, cô đã gieo dắt nhiều thảm họa quá. Cô nghĩ: hãy cố lên, hãy manh mẽ lên!
DUNG SÀIGÒN
(2008)