Thứ Tư, 12 tháng 8, 2009

* KÝ ỨC TUỔI 20 - truyện ngắn: Dung SàiGòn



KÝ ỨC TUỔI 20
* truyện ngắn Sáng tác mới: DUNG SÀIGÒN



Tiếng chuông điện thoại reo vang.Tôi nhắc điện thoại lên và nghe tiếng Hồng Hà hối thúc một cách ồn ào:


- Họp bạn đi Thảo ơi, tao đang bị stress nặng lắm , muốn gặp bạn bè tâm sự cho vơi bớt. Lâu lắm rồi không gặp được đứa nào buồn muốn chết, thỉnh thoảng mày phải kêu gào chúng nó họp bạn đi chứ, bọn già chúng mình chỉ có những lúc gặp nhau mới cảm thấy đời còn dễ thương như thủa hai mươi mà thôi, với lại con Mai nó vừa về, đang ở nhà Khánh Linh, nó cũng muốn gặp bọn mình lắm, nhanh lên đi màThảo.

Tôi cười, cũng thấy một chút nôn nao :


- Được rồi, để tao còn thu xếp công việc đã:


- Mày thì có việc gì mà phải thu xếp. Tao đang buồn nẫu ruột ra đây, “đình công” đi. Một tuần chúng mình đã phải làm việc nhà:hầu chồng, phục vụ con cháu hết bầy ngày rồi, có ngày nào được nghỉ đâu. Chồng, con đi làm còn được hai ngày nghỉ ngơi, bọn mình thì ngày nào cũng như ngày ấy. Tao thấy bọn đàn bà chúng mình bị bóc lột hơi nhiều thì phải,Thảo ạ


Hồng Hà càu nhàu.Tôi cười thầm, chắc lại cơm không lành, canh không ngọt với chồng con đấy thôi. Tôi nhỏ nhẹ:


- Ừ, để tao gọi điện thoại báo tin cho tụi nó, thứ 7 này họp mặt ở nhà Khánh Linh nhé.Aên uống mày lo phải không?

Hồng Hà ậm ừ:


-Mục ăn uống thì cứ để tao. Mà thôi, tụi mình ra tiệm ngồi ăn cho khỏe,tao chán ngán chuyện bếp núc lắm rồi. Đã trốn chồng con để vui chơi mà chúng mày lại còn bắt tao vào bếp nữa, có quá đáng không vậy?

Tôi cười dòn dã trong điện thoại, tính Hồng Hà lúc nào cũng thế, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng lại hay càu nhàu. Chúng tôi quen nhau dài hơn ba mươi năm, kể từ thủa còn học Trung Học, Hồng Hà có dáng người mảnh khảnh, nụ cười hồn nhiên , ánh mắt to tròn lúc nào cũng nhìn mọi người như có rất nhiều thắc mắc. Mái tóc Hồng Hà dài ngang thắt lưng, nó thường cột cao lên đỉnh đầu như chiếc đuôi gà, mỗi bước đi, chiếc đuôi gà của Hà đong đưa trông thật dễ thương.Trong trường Hà được bọn con trai đặt tên là con nhỏ đuôi gà. Con nhỏ đuôi gà phá phách nhất lớp, không lúc nào ngồi yên, giờ học nào nó cũng nghĩ ra được một trò nghịch ngợm nào đó để gây ồn ào cho tiết học bớt căng thẳng, Con bé đuôi gà thích phá phách hơn thích có tình yêu. Thế nhưng trong đám chúng tôi, nó lại là đứa bỏ cuộc chơi đầu tiên đi lấy chồng. Hồng Hà đã gây ngạc nhiên không ít cho bạn bè khi biết nó kết hôn với người bạn thân của anh trai nó. Người mà Hồng Hà quen từ nhỏ, giống như một người anh. Chúng tôi đã chất vấn Hà lúc nhận thiệp cưới:


-Mày làm tụi tao “sốc” quá đấy nhé.Mày đã yêu từ bao giờ ?Nguyên nhân gì mà dẫn đến tình yêu không báo trước như thế?

Hồng Hà chỉ cười cười :


-Tình yêu cũng có lúc thật diệu kỳ- cũng có lúc ở ngay trước mắt mình, cần gì phải tìm kiếm đâu xa.

Thế đó, chỉ là một câu trả lời đơn giản thế thôi, Hồng Hà đi lấy chồng. Con bé nghịch ngợm lí lắc có chiếc đuôi gà đã phải “đeo gông vào cổ”để bước vào cuộc sống mới.


Những năm tháng ngọt ngào của thời đi học vừa chấm dứt .Chúng tôi rời nhau, đứa vào Đại Học miệt mài với sách vở, đứa đi xa, đứa lấy chồng vui thú cảnh gia đình. Thời gian dành cho nhau dường như quá ít. Mỗi năm một vài lần rủ nhau họp bạn để ôn kỷ niệm, để kể với nhau chuyện gia đình, những ưu phiền trong cuộc sống, nỗi buồn chen lẫn những niềm vui, lâu dần, sự họp mặt bạn bè trở thành một thông lệ của chúng tôi. Mỗi năm nhìn lại mình,thấy thêm một nếp nhăn trên khóe mắt,những sợi tóc bạc chen lẫn những sợi tóc đen, vòng eo mỗi năm mỗi biến dạng, nụ cười bỗng trở nên héo hon , rồi một lúc chợt ngỡ ngàng như vừa đánh mất tuổi hai mươi. Mỗi năm chúng tôi đi tìm tuổi hai mươi ở ngày họp bạn. Tiếng Hồng Hà lại vang lên:


- Thảo ơi mày nhớ nhắc tụi nó không được đứa nào đem cái đuôi của mình theo đấy nhé.Phiền phức lắm,

Tôi kêu lên:





-Biết rồi, để chúng mày được xả stress, tha hồ nói xấu những cái đuôi ấy chứ gì?


-Mày thì tử tế hơn đấy à?


Tôi lại bật cười, mỗi lần nói chuyện với bạn cũ tôi thấy mình xúc động lạ. Mỗi câu nói đùa, mỗi lời than thở, mỗi tiếng thì thầm cứ như là tuổi hai mươi bừng dậy, vui nhộn, trẻ trung và tràn đầy sức sống.


Tôi đến trễ nửa tiếng vì cái đuôi của tôi cứ nhùng nhằng hỏi han đủ thứ, nào là “có cần anh đến đón không? Mấy giờ em về ,vv và vv..”Tôi đã phải dứt khoát một cách cương quyết “ em sẽ tự về một mình, không về khuya quá nhưng cũng đừng chờ em,vì bạn bè gặp nhau chuyện trò nhiều đôi khi không biết được giờ giấc”


Cái đuôi của tôi trông thật bần thần, hình như không được an tâm khi thấy tôi hớn hở với chương trình họp bạn của tôi thì phải. Có lẽ từ ngày lấy chồng tôi trở nên lười biếng,ỷ lại vào chồng nhiều quá,đi đâu cũng chồng đưa đi, chuyện gì cần phải xử dụng đến bộ nhớ thì để chồng nhớ, cái gì cũng chồng lo, cái thói quen ấy đã ăn sâu mọc rễ trong đầu mọi ngưòi khiến những thành viên trong gia đình tôi cũng giống như cái đuôi của tôi, cũng bần thần không kém khi tôi đi đâu một mình, nên cái tình trạng dùng dằng ấy mới xẩy ra. Hồng Hà liếc nhìn ra cửa khi thấy tôi bước vào;

- Có chắc là cái đuôi của mày không vào theo đấy chứ.

Tôi gắt lên;

-Làm gì có, đã thông báo rồi ai mà cho đi theo.

Hồng Hà cười tủm tỉm:

- Ai mà biết được. Cái đuôi của mày có tiếng là lằng nhằng, vợ đi đâu một tí là cứ cuống lên.Ba mươi năm vẫn còn đeo nhau như sam.Có khi đã bám theo rồi đứng chờ ở đầu ngõ không chừng.

Tôi kéo tay Hồng Hà vào nhà:

- Mày vẫn chứng nào tật nấy, hay nghi ngờ quá. Tụi nó đến đủ chưa?

-Còn thiếu con Thủy. Hồng Hà nói “cái con chuyên môn đến trễ”

Mai từ dưới bếp bước ra- Oâi! Mai của cái thủa hai mươi đâu mất rồi ! Một Mai xinh xắn thướt tha -một Mai nhút nhát hay thẹn thùng với đôi chân dài gầy ốm, chuyên môn phải mặc áo tay dài để che đi hai cánh tay khẳng khiu của mình. Giờø đây đãû trở thành một Mai tròn trịa. Với cái áo thun ôm sát vòng eo bẩy mươi và cái quần lửng hở một nửa bắp chuối chân trắng nõn đầy đặn, tôi đã nhận ra Mai nhờ nụ cười, vẫn cái răng hơi khểnh một chút tạo cho nụ cười của Mai duyên dáng thêm. Mai ôm chầm lấy tôi.

- Lâu quá không gặpThảo, nhớ quá đi thôi, mày chẳng thay đổi gì

cả,có đẫy đà ra chút xíu nhưng eo vẫn thon như thủa nào.

Cả bọn cười ồ lên;

- Phải đấy, trong đám bạn già chúng mình chỉ có Thảo là còn giữ được

cái Body tuyệt vời thôi. Nhìn xa xa cũng được lắm đấy chứ, còn có khối chàng xồn xồn goá vợ chết mê vì mày.

Khánh Linh nói. Hôm nay cô chủ nhà ăn mặc thật trẻ trung, một áo thun sọc đỏ ôm vòng eo cũng ngót ngét bẩy mươi và một cái váy dài đen, tạo cho Khánh Linh một dáng người thon thả hơn. Tôi kêu lên :




-Hôm nay đại hội gì mà chúng mày điệu quá, đứa nào cũng chưng diện đẹp như đi thi biểu diễn thời trang ấy. Đố ai dám bảo cái đám già này đã bước qua tuổi ngũ tuần rồi nhỉ?

Mai nheo mắt:

- Ở ngoại quốc không ai bảo tuổi năm mươi là già đâu quí bà ạ. Chúng ta vẫn còn tươi mát lắm, khối bà còn bỏ chồng đi theo tình nhân ăn chơi vung vít nữa cơ đấy. Hãy nhìn tao đi, chẳng cần lấy chồng tao sống có khỏe hơn không. Muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, có đâu như chúng mày, làm gì cũng sợ cái đuôi kiểm sóat.Thật phiền hết biết!

Khánh Linh gật đầu.

- Vì thế tao đã cắt hẳn cái đuôi ấy đi rồi. Bây giờ tao ung dung tự tại sống một mình ở căn nhà này. Hai đứa con tao đã có gia đình ở riêng, thỉnh thỏang chúng mới kéo nhau về quấy nhiễu mẹ. Giọng Khánh Linh chợt nhỏ đi- có chúng nó về căn nhà bỗng vui hẳn lên, khi chúng kéo nhau đi, căn nhà tự dưng tĩnh lặng, nhưng tao cũng quen rồi, sống một mình lâu dần thành ích kỷ, không muốn cảnh ồn ào,không muốn bị ràng buộc nữa.

Tôi chòang tay ôm vai Khánh Linh:

- Chuyện không vui không thèm nhắc đến nữa. Mai về VN chơi ở nhà mày. Một đứa không chồng, một đứa bỏ chồng tha hồ rong chơi đây đó mà không bị ràng buộc. Có ăn chơi ở đâu thì cũng phải nhớ đến tụi tao với . Hai bà già đừng mải ham vui quá mà quên cả đường về đấy nhé.

Mai thở dài nhè nhẹ:

-Hai đứa tao làm gì “có nhà” mà về nhỉ?

Hồng Hà rên lên:

-Hai đứa chúng mày sung sướng quá, không thể cho tao đi chơi chung với được à?

Khánh Linh lắc đầu:

- Không được, những đứa đã yên bề gia thất như chúng mày đi theo phiền lắm, ăn chưa hết bữa tiệc, ngồi chưa nóng chỗ đã nhẩy nhổm lên đòi về, cản trở cuộc vui của chúng tao.

Mai cười, chiếc răng khểnh vẫn còn dễ thương:

- Cho đáng đời chúng mày, ai bảo lấy chồng để đeo gông vào cổ. Ngày xưa tao có đến ba thằng để yêu, đểø chọn lựa nhưng cuối cùng có lấy ai đâu, chúng mày thấy đấy, tao vẫn sống khỏe mạnh và yêu đời, không vướng bận như chúnng mày để bây giờ về già ôm nhau than thở chồng thay đổi tính nết, già cả còn ham gái trẻ , con cái có gia đình rồi không còn thương Mẹ như xưa nữa,vv và vv…Mai chớp nhẹ đôi mắt, nụ cười nó mang một chút đắng cay “nhưng ở một mình đôi lúc cũng tủi thân khi nhìn bè bạn có đôi,có cặp, có con cháu để bế bồng rồi chợt thấy thương mình cô độc”

Tôi vuốt má Mai, cười nhẹ:

-Cái gì cũng có cái giá của nó cả Mai ạ, ngon lành như mày,giờ này kiếm một ông chồng cũng chưa muộn đâu. Hãy thử vào cuộc đi rồi biết, cuộc sống sẽ xáo trộn cả lên với bộn bề lo toan, lúc phải chiều ông chồng già khó tính, lúc phải dỗ dành đám con, khuyên bảo cho chúng nó nên người,mệt mỏi lắm.

Mai nhún vai:

- Nghe chúng mày than thở tao cũng sợ lắm rồi. Muốn lấy chồng thì tao đã lấy từ lâu chứ ai lại đợi đến bây giờ “hết pin” rồi mới lấy, đeo thêm phiền phức vào người. Lại giống như chúng mày, đi dâu cũng phải băn khoăn cho cái đuôi ở nhà có được vui không? Thỉnh thoảng một “ ai đó” lại bị tiếng chuông điện thoại cắt ngang niềm vui gọi về hay lịch sự hơn thì là một tin nhắn âu yếm để dụ dỗ“ã ai đó” nhớ đến bổn phận lam vợ mà đừng la cà lâu quá, cháu nội sang chơi nó cứ nhắc Bà hoài. Đúng không, quí bà?

Hồng Hà rên lên :

-Tao mệt mỏi với bổn phận quá, ngày nào cũng bị ràng buộc vào từng ấy công việc, buông thả một chút là thấy xáo trộn cả lên. Cuộc sống sao thật lắm ưu phiền đến thế. Tao muốn thời gian quay lại, cho chúng mình trở về với tuổi hai mươi ngọt ngào ngày xưa- đó là quãng thời gian dễ thương nhất của chúng mình.





Chúng tôi kéo nhau ra sân ngồi, chiều xuống thấp dần, không khí thật thóang mát. Căn nhà Khánh Linh đang ở xa thành phố một chút nên rộng rãi và có những khoảng không gian cho cây cối hít thở, cho lá hoa khoe mầu, có cả một khỏang sân rộng cho chúng tôi ngồi uống trà ôn kỷ niệm bên cạnh những khóm hoa hồng đang trổ bông, bên chậu Dạ Lý Hương nở hoa thơm ngát. Hồng Hà ngả người ra thành ghế, thở một hơi dài khoan khoái.

- Lâu lắm rồi mới được gặp bạn bè và được ngồi thong thả như thế này.Cám ơn sự đổ vỡ của con Linh để chúng ta có nơi họp mặt tuyệt vời, tự do và yên tĩnh như thế. Uớc gì thời gian quay lại, chúng ta đừng già , đừng âu lo cho cuộc sống. Hãy đến với nhau bằng cả tấm lòng, bằng nhiệt huyết tuổi hai mươi thì vui sướng biết mấy!

Tôi ôm Hồng Hà, tựa cằm lên vai nó thì thầm:

- Thì mình cũng có những giờ phút của riêng mình đấy thôi. Như lúc này chẳng hạn. Có gì buồn cần tâm sự thì nói hết ra đi, trút hết bực bội ưu phiền rồi thôi, rồi quên đi. Thật ra bọn mình có thiếu gì chuyện để bực bội, nào là các ông chồng già đổi tính dở hơi này, nào là đám con càng lớn càng không nghe lời bố mẹ này, nào là đám cháu nội, ngoại phá phách lung tung khiến mình mệt muốn đứt hơi này,đúng không?

Cả bọn cười ồn ào. Phải đấy, phải đấy, có gì bực bội hãy nói hết ra - gì chứ kể tội mấy ông chồng đã và đang sửa sọan gác kiếm về hưu sao mà lắm chuyện để nói đến thế. Bao nhiêu tính xấu của các ông đều bộc phát ở thời điểm này: cáu kỉnh, gắt gỏng, nói nhiều rồi đưa đến mặc cảm suy luận đủ thứ. Có ông cứ tưởng mình về hưu là đã già khọm đi rồi nên tính tình cũng biến thành cổ hũ, kiểu cách khó khăn, còn có ông lại đổi tính đâm ra ăn chơi vội vàng trở thành lố bịch mà không nghe ai khuyên, cứ sợ tuổi xuân không còn nữa nên phải chơi cho đã.

Khánh Linh ấm ức:

- Chỉ mỗi cái chuyện mình “hết pin” thôi cũng đủ làm các ông cáu gắt, bực bội rồi. Đó cũng là một trong những lý do tao sống ly thân với cái đuôi của tao, tuy buồn nhưng yên ổn. Các ông chồng không chịu hiểu dùm cho vợ. Ơû với nhau mấy chục năm, ân ái nhau cũng đã mấy chục năm. Cũng phải có lúc cho thân thể được nghỉ hưu chứ. Cái thời kỳ rối lọan của bọn mình phải trải qua nhiều gian nan mà các ông có hiểu cho mình đâu, đã không biết an ủi và thông cảm cho vợ đang bị tress mà vẫn trách mình, đổ lỗi cho mình thiếu bổn phận làm vợ, khiến các ông bị “ bế tắc” nên đã phải đi tìm thú vui bên ngoài. Đàn ông thật ích kỷ!thật tệ hại! thật dễ ghét! và thật đáng bị…ăn đòn.

Tôi nhìn Khánh Linh, cô học trò phá phách nhất lớp của ba mươi năm trước vẫn còn phảng phất trong tiếng nói ồn ào của Linh- vẫn ánh mắt đó, vẫn nụ cười đó, vẫn tính cương quyết đó, Khánh Linh không thay đổi. Tôi nhớ một năm trước đây cũng trong buổi họp bạn thế này. Khánh Linh báo tin với chúng tôi nó đã ly dị chồng, vì chồng nó đã ăn ở với một cô bé bán bia ôm chỉ hơn con gái mình vài tuổi, Khánh Linh không muốn níu kéo cái hạnh phúc bạc bẽo đó nên đã làm đơn ly dị. Khánh Linh ôm tôi kể lể, nó dấu những giọt nước mắt sau vai áo tôi, nhưng những giọt nước mắt ấy đã vỡ òa khi cả bọn sụt sùi, thương bạn, thương cả bản thân mình rồi cùng trách người đàn ông kém hiểu biết. Chúng tôi đã ôm nhau mà khóc, mà kể lể, mà than thở. Nhưng rồi sẽ quen đi thôi, cũng tốt cho cả hai đỡ phải dằn vặt nhau suốt ngày. Linh nói thế và trận mưa nước mắt cũng ngừng, chúng tôi lại cười đùa vui vẻ. Lại vứt bỏ hiện tại để cùng nhau hồi ức tuồi hai mươi.

Tiếng chuông cửa vang lên, ầm ĩ ,rộn ràng. Khánh Linh bảo:

- Con Thủy đấy, nó chuyên môn đến muộn nhưng lại chuyên gây ồn ào.

Chúng tôi cùng dán mắt nhìn ra cổng, Thủy đấy, cái con bé tròn trĩnh như búp bê thủa nào càng ngày càng mập phệ ra, mái tóc cắt tém ôm lấy chiếc gáy đã gồ lên một lớp mỡ thừa, và nụ cười không chút ưu phiền của nó vẫn không hề thay đổi. Thủy hôm nay cũng không kém rực rỡ, chiếc áo thun đen có điểm thêm một chút hoa văn mầu vàng và chiếc quần lửng mầu kem thật trẻ trung, tươi mát. Hồng Hà nhẩy nhổm lên khi thấy sau lưng Thủy có bóng một người đàn ông:

-Ai đấy,ai cho mày mang theo cái đuôi thế hả?

Thủy dơ hai tay lên:

- Xin đính chính, không phải cái đuôi của tao đâu, là bạn đó.

-Bạn hả, bạn của ai ?

Mai hỏi, Người đàn ông tiến lên một bước,mỉm cười:

-Là bạn của tất cả mọi người. Quên tôi rồi à?

Chúng tôi cùng mở to mắt để dò tìm trong ký ức.

- Để mình đóan thử nhé, cô mặc áo đỏ là Khánh Linh, phải không? cô mặc áo hoa vàng là Hồng Hà, và Mai, trên người Mai còn mùi của nước Mỹ chưa tan , còn đây là Thảo, cô bạn ngối bàn đầu của dẫy thứ hai.Bước chân cô nhẹ như bước chân mèo, cô hay rón rén lướt nhẹ sau lưng Thầy mỗi khi cô vào lớp muộn.

. Có tiếng ồ lên của ai đó:

- Là Caro, anh chàng chuyên mặc áo caro Trần Thái Phong !






Chúng tôi cùng ồ lên, ríu rít, ồn ào. Chính là hắn! nụ cười ấy- ánh mắt ấy đã hiện dần trong ký ức chúng tôi. Niềm vui như vỡ ra, tràn trong đôi mắt mọi người. Cái anh chàng carro Trần Thái Phong đã đem đến cho chúng tôi một không khí mới, một thích thú mới. Chúng tôi kín đáo cắn nhẹ đôi môi cho ướt át thêm một chút, vuốt lại mái tóc cho gọn gàng hơn, kéo lại vạt áo che bớt lớp mỡ thừa của quá trình sinh nở và tuổi tác. Chúng tôi cảm thấy muốn làm điệu như thủa hai mươi học chung một lớp. Cái anh chàng đẹp trai chuyên mặc áo caro đi học đã gây ồn ào trong đám con gái, bây giờ đã thành một người đàn ông bụng phệ, mái tóc lấm tấm vài sợi bạc, dáng người nặng nề và chậm chạp. Ba mươi năm rồi còn gì! Phong nói, tôi tìm trên khuôn mặt Phong tuổi hai mươi của mình- Con đường với hai hàng cây điệp vàng mỗi chiều tan học, chúng tôi đi bộ ra bến xe bus để về nhà, Không phải là tình yêu, chỉ có thể vượt qua ranh giới tình bạn một chút, chúng tôi đã có rất nhiều những kỷ niệm với nhau. Những lần tôi ốm phải nghỉ học nhưng lại trùng với ngày làm bài tập kiểm tra, Phong hí hóay làm bài tập cho mình và làm cho cả tôi nữa. Đám bạn thường gán ghép tôi và Phong- Đó là một thứ tình học trò, nửa đùa vui, nửa thích nhau nhưng chưa một lần nắm tay .chưa một lần hẹn ho,ø không có những môi hôn mà chỉ là những ánh mắt nhìn nhau lưu luyến, nụ cười hồn nhiên vụng dại và những vui đùa thú vị của những giờ ra chơi. Tôi va øPhong, Phong và chúng tôi. Cái đám bạn ồn ào nhất lớp mà có lần ra chơi chúng tôi rượt đuổi nhau qua mặt mấy ông thầy đứng quan sát học sinh trên hành lang. Một ông thầy dậy chúng tôi đã nói với bạn đồng nghiệp:

- Mấy con bé này ồn ào ,phá phách nhất lớp, nhưng cũng dễ thương lắm!

Cám ơn thầy đã không ghét cái đám con gái hay chọc ghẹo thầy mà lại còn khen dễ thương nữa. Có ai để ý trong mắt thầy có hình bóng chúng ta hay không nhỉ? Khánh Linh hỏi, ánh mắt dường như chờ đón. Mai cấu lên cánh tay Khánh Linh “mày lại mơ mộng hão huyền nữa rồi, mê ai cũng được nhưng không được mê thầy đấy nhe.ù” Khánh Linh dấu nụ cười dí dỏm sau lưng tôi- Chả ai mê thầy đâu, chỉ thích một chút thôi, cái bọn học trò chúng mình ấy mà, yêu ai, thích ai thì cũng như gió thoảng mây bay thôi, chẳng cần bận tâm làm gì.

Hồng Hà , Mai và Khánh Linh vây tròn quanh Trần Thái Phong hỏi han tới tấp. Với khoảng thời gian ba mươi năm không gặp nhau, có biết bao nhiêu chuyện để hỏi han, để tra vấn, để tâm sự. Cái đám đàn bà đã bước sang tuổi ngũ tuần bỗng chốc trông trẻ ra, nhí nhảnh, lí lắc và hồn nhiên như chưa bao giờ già ấy thật ồn ào. Tôi ngồi cách Phong một chậu cây, bên cạnh tôi Thủy nói về Phong “tao gặp ông ấy trong buổi tiệc đám cưới con em họ, vô tình vợ chồng tao ngồi chung bàn với vợ chồng ông ấy, phải mất mấy phút mới nhận ra nhau, mà khi đã nhận ra nhau rồi thì chuyện trò không dứt, người đầu tiên chàng ta hỏi thăm là mày đó, tao nói tụi mình thỉnh thoảng có gặp nhau, nói đến buổi họp mặt của tụi mình, anh chàng xin được tham dự ngay. Tao đồng ý nhưng cũng nghiêm cấm không được mang theo cái đuôi, và thế là hôm nay tao đem hắn đến cho mày đấy”

Tôi khựng lại ,xoa xoa hai bàn tay lên má , dường như má mình có một chút nong nóng, hồng hồng và thấy lòng rộn lên một chút xao xuyến,






Thủy đẩy vai tôi;

-Thế nào, gặp lại người xưa cảm giác ra sao? mày thấy hắn còn giữ được cái nét nào của anh chàng caro đep trai ngày xưa không? chắc thất vọng lắm hả?

Tôi nhìn Thủy:

-Thất vọng thật đấy chứ. Anh chàng thư sinh ngày xưa bỗng chốc biến thành một người dàn ông bụng phệ thì làm sao không ngỡ ngàng đươc nhỉ ?Nhưng mà Thủy ơi, có bao giờ mình nhìn lại mình trong gương chưa? Thủy ngày xưa đâu mất rồi, Thảo ngày xưa cũng đâu mất rồi. Tất cả chúng ta đã để lạc mất tuổi hai mươi ở đâu rồi ấy nhỉ?

Thủy cất tiếng cười hồn nhiên:

-Mày vẫn còn lãng mạn quá, nói chuyện như là đọc thơ ấy Thảo ạ.

Tôi cười rộn ràng và nói to lên:

-Thì đó là thơ chứ sao.Này nhé, mọi người hãy lắng nghe những câu thơ Thảo vừa nghĩ ra để dành tặng cho bọn mình hôm nay.

-Tựa như một giấc chiêm bao,

-Tuổi hai mươi ấy lạc đâu mất rồi,

-Tóc tơ còn mãi rong chơi,

-Tuổi xuân vụt mất, ngậm ngùi…ta ơi,

- Kiếm dùm ta -tuổi hai mươi.

-Và cho xin nhé- nụ cười ngày xưa…

Có tiếng thở dài của ai đó và tiếng Phong vang lên, ngậm ngùi:

-Ba mươi năm dài như là cơn mộng, mình không ngờ là có thể gặp được các bạn ở đây, nhất là gặp được Thảo. Xin cám ơn những câu thơ của Thảo. Nhũng câu thơ làm mình xúc đông quá! Ai kiếm dùm ta tuổi hai mươi được nhỉ? Chúng ta hãy kiếm tìm tuổi hai mươi ở những lần họp mặt như thế này được chứ? Nhớ đừng quên tôi đấy nhé.

Mai nói:

- Hôm nay vui quá, vui hơn nữa là có sự góp mặt của caro, Mai mơ ước những lần họp mặt như thế này lâu rồi nhưng ở xa qua, cách nhau cả nửa vòng trái đất , muốn cũng chả được, nhưng Mai cũng hy vọng sẽ cố gắng mỗi năm về thăm các bạn một lần, để tìm lại tuổi hai mươi của mình.

Tôi nhìn Phong, nhìn Mai, nhìn lại các bạn. Hình như tất cả đã giống như ngày xưa, những khiếm khuyết của tuổi năm mươi biến đâu hết, những nếp nhăn của thời gian biến đâu hết, chỉ còn lại những nụ cười vui nhộn, lí lắc, những ánh mắt trong sáng, hồn nhiên. Trong cái khoảnh khắc này, chúng tôi đã tìm thấy tuổi hai mươi của mình – vẫn còn đó-trong mỗi chúng tôi. Tiếng Phong , ở ngay bên cạnh tôi, ấm áp như một ngày tháng Tư của ba mươi năm về trước:

-Và cho xin nhé, nụ cười ngày xưa…


DUNG SAIGON
(2008)