BÊN KHUNG CỬA
Truyện ngắn: VÕ HÀ ANH
* tranh: Vũ Thái Hòa
HẢO ĐƯA TAY ĐẨY CÁNH CỬA SỔ. Gió đêm lùa vào mát đến độ Phúc có cảm tưởng như bàn tay mát rược của Hảo đang ve vuốt trên cổ chàng. Bóng đêm như cũng muốn len lỏi vào phòng nhưng bị ánh điện chặn lại giữa song cửa. Phúc thoảng thấy Hảo rùng mình.
Hảo cúi xuống tiếp tục dũa móng chân. Nàng ngồi rút một chân lên ghế, đầu gối tì vào cạnh chiếc bàn máy may - khi đậy nắp lại trở thành bàn học của nàng - chân kia duỗi thoai thoải. Phúc nhìn theo cặp đùi dài ấy, dừng lại ở những ngón chân thỉnh thoảng co lại như sợ dính đất bụi trên sàn nhà. Sau đó, Phúc lại nhìn lên cổ Hảo. Chiếc áo lụa trắng ở ngực may xếp lại nhiều nếp khiến Hảo đầy vẻ ngây thơ của một cô bé mười sáu tuổi. Phúc ngồi so sánh làn da ở ngực Hảo với làn da trên cánh tay trái của nàng. Rồi Phúc tự bảo da ngực nàng trắng quá, sợi dây vàng nhỏ xíu có treo chữ Thọ thật là nổi. Phúc nhủ thầm giá mình mà được hôn lên chiếc cổ ấy, khoảng ngực ấy thì…thật là tuyệt.
Hảo chợt ngẩng lên thấy Phúc nhìn đăm đắm liền hỏi:
- Em có gì lạ hở anh?
Phúc lúng túng:
- À…, không.
Hảo nhìn Phúc chăm chú: Anh xạo. Anh đang nhìn em mà. Em biết anh nhìn em thật lâu. Có cái gì xấu hở anh?
Phúc định nói:
- Đúng, anh đang nhìn em và muốn …ăn thịt em
Nhưng Phúc chỉ trả lời:
- Tại trông em giống con mèo ngồi ngủ gật.
Hảo lườm Phúc rồi cúi xuống tiếp tục dũa móng chân.
Một lát Hảo nói:
- Lạnh anh nhỉ!
Không nghe trả lời Hảo nhìn lên. Phúc đang cúi đầu châm một điếu thuốc. Hảo chờ Phúc trả lời, nhưng Phúc lại đứng lên sát khung cửa, nhìn mông lung ra ngoài màn đêm. Trời chỉ lác đác vài vì sao mờ và lạnh gây gây. Cây ổi trong vườn đâm nhành lòa xòa ngang khung cửa, những chiếc lá rung động giữa ánh đèn hắt ra từ trong phòng, chợt bóng chợt mờ.
Hảo hỏi nữa:
- Lạnh không anh Phúc?
Phúc đáp:
- Ừ, lạnh. Em mặc áo ấm vào chứ!
Hảo cười:
- Không, em thích thế này.
Phúc tự hỏi Hảo định nói gì. Nàng thích không khí và khung cảnh trong phòng cứ nguyên như lúc này hay ý nàng chỉ định nói là thích mặc như lúc này để hứng lạnh. Một nổi bứt rứt nhè nhẹ đến với Phúc làm chàng khó chịu. Chàng hít một hơi thuốc thật là dài, thở từ từ ra ngoài khung cửa sổ.
Khi Phúc quay lại chàng thấy Hảo đã xong công việc làm dáng, đang dở tập ra. Hảo nói:
- Em dốt toán quá. Chưa làm đã ngại.
Phúc thấy nản. Sao em có thể vô tư đến vậy được, Hảo. Em không nghĩ gì đến anh sao?
Em không biết anh lặn lội gần trăm cây số về cốt chỉ để gặp em trong chốc lát, rồi mai lại tất tả trở về đơn vị. Rồi lại cùng mọi người nặng trĩu súng đạn trên người, lặn lội vào rừng khô, đầm lầy để đo lường kiên nhẫn, cực nhọc và đánh bạc với thần may rủi. Những người lính như anh. Như anh hay như những người lính khác cũng thế, đều mong có phút giây nào đó nghỉ ngơi. Nhưng là ngơi nghỉ trong sự bình yên của tâm hồn hay trong sư căng thẳng vui sướng. Không phải trong nửa chừng nửa đoạn như thế này. Em không biết, không hiểu gì hết sao, Hảo?
Phúc đứng lặng nhìn Hảo đang cúi đầu trên những con số. Một lúc, chàng bước nhẹ nhàng lại sát lưng ghế Hảo, nhẹ nhàng cúi xuống, mái tóc Hảo chạm nhẹ vào mũi Phúc. Mùi thơm xà phòng quen thuộc và mùi tóc Hảo làm Phúc ngây ngất. Chàng thấy bứt rứt thêm. Phúc thở dài khe khẽ. Vai Hảo hơi lay động. Phúc sợ Hảo bắt gặp hành động đó của mình, kiếm chuyện nói
- Hảo, hôm vừa rồi mẹ có la không?
Hảo buông bút xuống mặt bàn, nhí nhảnh nói. Phúc đứng lặng nhìn như nuốt lấy những điệu bộ của Hảo.
- Tức cười ghê anh ạ. Trước khi đi làm mẹ gọi chi Hiền lại dặn: Hiền, con ở nhà trông em nhé. Đừng để nó…bò ra đường, mẹ cho mấy roi đó. Anh biết không, chị Hiền định chờ mẹ đi là bát phố, nghe mẹ bảo vậy hết dám đi đâu, mặt xịu xuống như bánh ướt. Rốt cuộc em vẫn “bò” ra đường, chị Hiền ở nhà có nhiệm vụ kiếm cớ nói dối mẹ nếu em về trễ. May quá em về tới nhà chưa đầy năm phút thì bà cụ về, em vội chạy vào phòng tắm, thay quần áo vừa xong đã nghe mẹ hỏi:
- Con Hảo đâu rồi?
Em lên tiếng thật to:
- Thưa mẹ con đang… tắm ạ.
Thế là đành tắm luôn, báo hại lạnh muốn chết.
Hảo cười khúc khích ra vẻ thích thú. Phúc nhớ lại lần rủ Hảo đi chơi kỳ về phép trước, cách đây một tháng. Chàng và Hảo đi xi nê rồi vào quán Đêm Xanh ngồi nghe nhạc. Hảo cứ luôn luôn hỏi giờ và giục về. Phúc bực mình nhưng vẫn làm lơ, cố kéo dài thời gian. Đưa Hảo về rồi Phúc tự nhủ vậy mà mình yêu Hảo được sao. Nàng còn nhỏ quá, mới mười sáu. Chưa biết gì cả. Nàng không thể hiểu được chàng. Thấy chàng có những hành động, cử chỉ khác lạ Hảo chỉ cười:
- Ơ, anh lạ vậy ? Trông tức cười ghê.
Hảo vậy đó. Nhưng mỗi lần trở về đơn vị, sống giữa đồng đội và súng đạn, giữa những đụng độ thường xuyên Phúc lại thấy nhớ Hảo. Thời gian xa cách càng kéo dài thì nỗi nhớ càng thêm day dứt. Những lúc đó Phúc lại đem ảnh Hảo - chiếc ảnh Phúc lấy trộm trong hộp bút của Hảo rồi đưa hiệu ảnh chụp lại, phóng lớn lên - ra ngắm. Trong ảnh Hảo đang ôm con mèo, nằm ngoẹo đầu ở một góc bàn may bên cửa sổ. Nàng mặc áo ngắn, hai cánh tay trần ôm trọn thân thể con mèo nhỏ, đôi mắt lim dim làm điệu. Bạn bè thấy ảnh đùa Phúc:
- Cháu mày đó hả?
Phúc cười không trả lời. Đã nhiều lần, mỗi khi gặp Hảo, Phúc định bụng sẽ nói thẳng cho Hảo biết. Nhưng rồi chàng lại im lặng cho đến lúc chia tay. Phúc sợ nói ra sẽ như một chiếc bong bóng xà phòng dễ vỡ, mọi hy vọng yên ấm sẽ theo gió bay đi.
Hảo lại cúi xuống cộng trừ. Nàng hát khe khẽ một bài thơ phổ nhạc, hình như của Lưu Trọng Lư. Bài hát thật xưa cũ gợi cho Phúc những buồn buồn nhè nhẹ, những thơ mộng lãng mạn và đầy vẻ tiểu thuyết. Chàng hát thầm theo tiếng hát của nàng. “Đôi mắt em lặng buồn. Nhìn tôi mà chẳng nói. Tình đôi ta vời vợi muốn nói cũng khôn cùng, muốn nói cũng khôn cùng”.
Tiếng hát Hảo không hay lắm, nhưng Phúc yêu thích lạ. Chàng lắng nghe như mới nghe được lần đầu. Tiếng Hảo chợt dứt chợt nối, mỗi lần nàng cúi xuống ngập ngừng vì mấy con số. “Em ngồi bên song cửa Anh đứng dựa tường hoa, nhìn nhau mà lệ ứa…một ngày một cách xa”.
Lòng Phúc nao nao. Bài hát như tâm sự chàng lúc đó. Nhưng chỉ có anh nhìn em và chỉ có anh buồn vì sắp xa em thôi, em biết không? Hảo vẫn bình thản, vừa làm bài vừa hát . Phúc tự bảo: lần về phép tới nếu anh còn nghe Hảo hát bài này, hẳn anh sẽ nói vói em. Anh sẽ nói… rồi ra sao thì ra.
Chợt Hảo ngừng lại, hỏi Phúc:
- Bao giờ anh đi?
Phúc đáp chậm chạp:
- Sớm mai.
Hảo nói nhỏ:
- Cái huy hiệu số 7 em thêu hộ anh xong rồi đó, anh thích không?
Phúc thấy lòng rung động, nghe như giọng nói Hảo tràn đầy âu yếm. Chàng hối hả:
- Đâu đưa anh xem .
Hảo đứng dậy. vui cười:
- Anh đền công em gì cơ?
Phúc cười. Hảo loay hoay lục tìm trong hộp khâu. Nàng ướm lên vai Phúc, vuốt vuốt cho thẳng rồi nói:
- Hách không?
- Nhất !
- Em phải bỏ ra nửa ngày đấy. Quên cả ủi áo cho mẹ, bà mắng một trận nên thân.
Anh đền đi
Phúc tán :
- Em muốn đền gì ? Một chầu xi nê nhé.
Hảo thản nhiên :
- Thôi, chả thèm. Hai phong kẹo Chewing Gum.
Phúc lại thấy bực mình . Chàng lẩm bẩm :
- Trẻ con lạ .
Hảo hỏi:
- Anh nói gì cơ?
Phúc không dấu nỗi bực dọc của mình. Chàng càu nhàu:
- Em thì lúc nào cũng kẹo. Hảo không sợ sún hết răng ư ?
Hảo cười :
- Sún thế nào đuựơc . Em giữ gìn cẩn thận mà.
Phúc bảo :
- Được, lần tới về anh sẽ mua thật nhiều kẹo cho Hảo… móm luôn.
Hảo nhéo mạnh trên vai Phúc :
- Anh chỉ thế.
Hai người đứng cạnh nhau bên khung cửa sổ. Gió luồn vào làm Hảo co rúm người lại. Phúc ra vẻ tự nhiên đặt tay lên vai Hảo:
- Anh đi chắc Hảo vui nhỉ, không có ai ở cạnh để trêu tức Hảo nữa mà ?
Hảo nhẹ nhàng :
- Đâu có, anh nói oan cho em . Hảo mong anh về, vui chứ ?
Phúc không dám tưởng tượng nhiều hơn ý nghĩa chứa đựng trong câu nói đó. Thôi, Hảo nên ở nguyên vị trí ấy. Nàng còn nhỏ quá, không nên để nàng bận rộn với những phiền muộn của mình .
Cứ để nàng đẹp như những giấc mơ đã đến với mình và khoan hãy ao ước giấc mơ thành sự thực. Rồi một ngày nào đó…..
Hảo chợt thấy bàn tay Phúc trên vai mình siết chặt. Một cảm giác là lạ len lỏi trong cơ thể làm nàng nóng rừng rực cả người. Hảo đứng yên không dám nhúc nhích. Hơi thở đàn ông của Phúc thoang thoảng trong gió đêm phà vào má, mũi nàng. Hảo nghe như dồn dập. Nàng hỏi:
- Anh nghĩ gì đó?
Phúc bạo dạn :
- Anh nghĩ đến em, nghĩ đến anh và những ướcmơ…
Phúc giật mình. Chàng đã phản bội những điều chàng vừa nghĩ. Không kịp để Hảo có thì giờ nghĩ ngợi, chàng đổi giọng:
- Thôi anh về, học chăm nhé.
Phúc siết nhẹ tay Hảo, quay đi. Chàng ra hành lang. Thật tối và vắng. Phúc bước qua mảnh vườn nhỏ, mở cánh cổng bước ra hè đường. Chàng kín đáo quay lại. Hảo đang đứng nhìn theo chàng, bên trong khung cửa .
VÕ HÀ ANH
(Trong tập Ngày ấy Khi Ta Yêu Nhau - 1974)
ĐỜI LÍNH
truyện ngắn: VÕ HÀ ANH
(trích trong tập truyện: Ngày ấy khi ta yêu nhau)
Thấy tôi không trả lời Hưng ngồi xuống bên cạnh nhìn tôi chăm chú và dò hỏi:
- Có gì bất thường vậy?
- Không
- Vô lý. Tao không tin, chả lẽ cô bé của mày lại chịu để cho mày đi ?
- Ừ…
Hưng càu nhàu:
- Mày như …con gà nuốt cơ bẩm. Hỏi gì cũng ừ với không, hùng hục vân động xin đi phép, rồi bây giờ hùng hục bò về. Ai mà tin mày hết tiền. Khối thằng hết tiền vấn sống phây phây cạnh người đẹp, có chết đâu?
Tôi nhỏm dậy châm điếu thuốc:
- Mày nói đúng. Tao có chuyện buồn, muốn nằm yên một mình.
Hưng cười cười
- Mày xấu tính xấu nết như con lu lu. Có gì rắc rối nói tao nghe, tao góp ý kiến cho.
Tôi chậm chạp:
- Không có gì cần góp ý kiến cả ,ít ra là lúc này. Tao mệt lắm.
Hưng đứng lên:
- Ừ thì thôi. Buổi tối có ra phố ăn cơm thì qua rủ tao với nhé.
Tôi không trả lời, nằm úp mặt xuống đệm, tiếng ngáy Hưng nhỏ dần. Tự dưng tôi thấy hối hận, Hưng nó tốt lắm đấy chứ, và tôi thì quan trọng hóa vấn đề. Có gì là ghê ghớm đâu, chuyện một người con gái thứ hai đang bước chân vào tình cảm đời tôi. Phải chăng tôi đã thúc thủ chịu thua một lần trước những khó khăn của cuộc sống, nên bây giờ tôi bắt đầu e ngại, chỉ còn muốn nuối tiếc những ngày vàng.
Những ngày dài lao khổ ở quận lỵ nhỏ bé là động lực mạnh nhất nhắc nhở tôi nghĩ đến Kim Chi, đến mái tóc dài lồng lộng bay xuôi. Kim Chi thường ngồi hong tóc trước quạt máy, bên bàn học. Bao giờ cũng là buổi chiều, khi hoàng hôn xuống. Mỗi lần rủ nàng đi chơi tôi đều phải chờ đợi cho mái tóc Chi khô. Tôi tự hỏi Kim Chi làm dáng vì tôi hay tại thói quen. Nhưng chắc chắn có một điều là, dáng dấp người con gái trong tư thế ấy thật yểu điệu, thật là tình…Chỉ cần nghĩ đến hình ảnh ấy tôi đã sôi sục ý muốn được ở cạnh nàng. Và tôi vận động xin bảy ngày phép thường niên. Thật khó khăn vất vả. vì đang cắm trại, lại hành quân luôn. Nhưng cuối cùng rồi tờ giấy phép cũng ở trong tay và trọn tháng lương trong túi.
Đường về ngắn ngủi, tôi chỉ thấy trước mắt nụ cười, ánh nhìn, tiếng nói, những ân cần của Kim Chi. Không một hình ảnh nào khác xen nối vào óc tôi trên đường về. Và tâm hồn tôi phơi phới. Mình sẽ…Mình sẽ… Và mình sẽ… Tôi dự tính như thế. Những ngày cuối tuần nhộn nhịp, đường phố đông như ngày hội thanh bình. Tôi hơi ngỡ ngàng, chiến tranh vẫn không nghĩa lý gì ở đây sao. Nhưng càng tốt Tôi và Kim Chi sẽ ở cạnh nhau trong suốt bảy ngày phép với những tự do thong thả.
Công vụ dồn dập khiến tôi quên bẵng đi ngày tháng. Cho đến buổi chiều về phép, khi xe chạy ngang chợ Sài Gòn tôi chợt giật mình nhớ ra mùa xuân vừa hết. Tự nhiên, giữa cảnh đông đúc vui tươi ấy, đám mây trôi lang thang trên nền trời xanh lúc đó, khi tôi nhìn lên.
… Những ngày cuối năm ấy. Những chiều thứ bảy phố xá nườm nượp người đi chợ tết. Không khí tưng bừng vui nhộn. Nhưng ngày ấy, hơn bao giờ hết, tôi thấy mình sung sướng và kiêu hãnh. Đó là thời gian đẹp nhất của tôi với Duyên. Tôi thường đón Duyên vào những lúc tàn chiều và hai đứa mải mê len lỏi trong dòng người đến khuya. Duyên thường cười trách tôi:
- Anh nhà binh mà đi chơi tối ngày không sợ bị phạt sao.
Tôi trả lời tỉnh bơ :
- Phạt thế nào được ,anh vẫn là quân nhân gương mẫu mà.
Duyên thành thật :
- Em ghét “lính thành phố” lắm. Lính thì phải đi đánh giặc chứ.
Tôi mỉm cười yên lặng. Duyên hỏi như thể nhiều lần rồi, và không lần nào tôi trả lời . Đó là chuyện đời lính, nay thế này mai thế khác. Mỗi người một trọng trách, rồi thế nào chẳng có lúc thay đổi. Duyên… trẻ con. Duyên có phải là lính đâu. Nhưng tôi biết, nếu tôi đổi đi xa, hoặc là tôi xin thuyên chuyển ra đơn vi chiến đấu chắc chắn Duyên sẽ buồn nhiều, hoặc là sẽ cản ngăn. Tâm lý tình yêu vậy đó.
Lần đi chơi cuối cùng của chúng tôi, trước tết năm ngày. Buổi tối tôi đưa Duyên vào Cafeteria nghe nhạc. Hai đứa tỉ tê kể chuyện tương lai. Một vài dự định sẽ làm sau tết. Chúng tôi đồng ý, có lẽ sẽ… lấy nhau. Dự tính, chương trình. Tất cả mang chất lạc quan và đẹp như màu hồng néon trong quán. Rồi chia tay bằng ánh mắt mê nhau.
Tôi định đến Duyên mùng một tết.Nhưng việc nọ việc kia phải hoãn đến sang mùng hai. Và thật là kinh khủng. Mồng hai tôi đến với Duyên trong bầu không khí loạn lạc, tiếng súng nổ dòn khắp nơi.
Tôi không còn nhận ra Duyên nữa. Những gì đã thay đổi Duyên đến mức ấy? Lo âu, sợ hãi, buồn rầu, e ngại… tôi đọc được trên khuôn mặt Duyên tất cả những sự đó. Tôi không cười được và Duyên nhớn nhác như mọi người trong gia đình .
Tôi buồn rầu trở về. Lệnh gọi trình diện vang vang trong Radio. Tôi vội vã trở vào trại. Và từ đấy tôi đăm mình trong những cuộc hành quân trong thành phố. Rồi công tác liên miên.
Khi tôi đến thăm Duyên, tôi biết rằng đã mất Duyên thật sự. Những ngày loạn lạc đã làm Duyên sợ hãi và ngờ vực yên ấm của cuộc sống chung hai đứa dưới một mái gia đình mới.
Duyên bảo sợ lắm rồi. Nếu anh nhìn thấy Duyên lúc đó thì sẽ hiểu được tâm trạng Duyên bây giờ. Nhìn mọi người chết, gia đình tan tác phân ly vì giặc về, Duyên sợ gánh thêm một trách nhiệm. Hôm đánh nhau gia đình Duyên chạy ngược chạy xuôi. Chiến tranh len lỏi từ khu này sang khu khác nơi nào chúng đến chỉ một lát sau là có tiếng súng nổ, có khói đen cuồn cuộn bốc lên. Rồi người chạy tả tơi, xe hồng thập tự rú lên nhức buốt. Khuôn mặt chiến tranh dễ sợ thật, dễ sợ như những khuôn mặt bị bắn chết thảm thê ngoài đường phố. Tôi bảo chiến tranh lúc nào chả như thế. Có đánh nhau là có những cảnh đau lòng. Nhưng Duyên lắc đầu. Đây là lần đầu tiên. Duyên hiểu và thấy rõ chiến tranh, mặt trận. Những mặt trận không khoảng cách, không giới hạn. Hình ảnh dị hợm và thảm khốc của chiến trường đã được ném thẳng vào cuộc sống của mọi người. Những kẻ gieo lửa đã tàn nhẫn buộc ép mọi người thử lửa và chính những kẻ ấy cũng tan nát theo lửa đỏ. Duyên cảm thấy chán chường. Mặc dù cuộc chiến đã sớm được dập tắt, nhưng đâu còn gì nguyên vẹn sau cơn binh biến đó. Nhìn quanh Duyên chỉ thấy đổ vỡ. Nước mắt chan hoà trên má mọi người . Quang cảnh in hằn dấu vết điêu tàn. Và thê thảm nhất cho mình là sư vắng mặt vĩnh viến của người quen biết, những người thân yêu của mình. Duyên ở trong tình trạng ấy. Nói dại cuộc chiến vừa rồi Duyên mất anh …Trời ơi ! những gì Duyên sẽ gánh sau đó …hẳn Duyên sẽ không thể nào gánh vác nổi . Cứ nghĩ đến sự ghê ghớm quá mức là Duyên không còn tha thiết gì hết. Duyên chỉ cầu mong cho yên ổn tâm hồn, cho cuộc sống như mọi người đang yêu cầu mong thế. Sợ chiến tranh lắm rồi . Và bây giờ càng sợ Duyên càng thấy thương những người đi lính. Sự chiến đấu của họ, của các anh là một nố lưc ghê ghớm ngoài sức chịu đựng mà vẫn chịu đựng được trường kỳ. Các anh tiếp xúc với thảm cảnh hàng ngày, còn Duyên chỉ mới một lần mà đã rã rời.
Bây giờ thì Duyên hiểu và thương tất cả mọi người. Dù là lính ở đâu. Các anh cực nhọc thật nhưng Duyên tin tất cả mọi người đầu muốn kết thúc chiến tranh dù phải chết, bằng chính lý tưởng của mình đã chọn lựa, đã theo đuổi từ bao lâu.
Những dằn vặt những vò xé nội tâm, Duyên đã thổ lộ hết với tôi. Tôi sợ Duyên đã già đi mười tuổi nữa. Tôi muốn nói đến vấn đề của chính chúng tôi, nhưng tôi sợ đề cập đến không đúng lúc. Tuy vậy, Duyên cũng hiểu. Duyên nói xa xôi về những ngỡ ngàng của Duyên trước hoàn cảnh mới. Tôi giật mình lo ngại. Nội tâm Duyên thay đổi đến thế sao?
Những gì Duyên nói đều đúng. Tôi thấy Duyên cần được che chở và nương tựa, nhưng chính Duyên, Duyên lại sợ gánh thêm phân trách nhiệm, phân đau khổ vì nơi nương tựa ấy. Tôi lặng người khi Duyên trả lời: Chúng mình tạm hoãn lại vài năm nữa. Mình còn trẻ mà anh!
Tôi gật đầu nhưng gật đầu chấp nhận một sự tan vỡ, không phải hòa hoãn. Tôi không phải còn quá trẻ, không phải là kẻ chưa nhìn bề trái của cuộc đời bao giờ. Còn Duyên nhìn sự việc bằng phán đoán của tình cảm và của số tuổi nàng.
Thế là tôi mất Duyên. Tôi vẫn gặp Duyên, nhưng nồng thắm khi xưa đã chết. Trong Duyên hay trong tôi? Tôi không đủ can đảm để tìm hiểu. Tôi tự nhủ hãy xa Duyên, tự an ủi và vỗ về bằng những hình ảnh lãng mạn không hợp với tuổi tôi, tôi xin đi công tác lưu động và tôi đã đi liên miên khắp nơi.
Nhưng tôi không thể nào bớt nhớ Duyên. Đi đến đâu cũng có Duyên ở đó. Những ánh mắt những nụ cười …quang cảnh ở đó: “Ừ, có một lần Duyên đã …” bao giờ tôi cũng nhắc nhở mình bằng câu nói thầm ấy. Thế mà đã mấy năm. Bây giờ lại qua Tết. Tôi nhớ đến Duyên bằng những dằn vặt, da diết không cùng. Nhưng không gợn một niềm hy vọng. Có một lần tôi đến gặp Duyên, trước ngày thuyên chuyển đi đơn vị mới, tôi đã nói về tâm trạng này. Duyên cười bình thản: anh “tán”Duyên đấy à?
Tôi không còn đến với Duyên từ lần ấy.
Tôi đến tìm Kim Chi lúc gần tối. Bao giờ tôi cũng đến giờ đó theo thói quen. Kim Chi không hong tóc như mọi lần, đang hí hoáy viết. Tôi gây một tiếng động. Chi ngẩng lên và reo nhỏ :
- A, anh Quân.
Nhưng khác những lần tôi đến trước, Chi không hoàn toàn vui tươi. Nàng nói:
- Em đang viết thư cho anh.
- Viết đi, anh đợi. Viết xong nhờ anh trao lại cho.
Kim Chi ngạc nhiên:
- Ơ, trao lại cho ai ?
- Cho anh.
Chi lườm tôi và gấp cuốn tập lại:
- Anh về thì khỏi viết, để nói chuyện với anh có lẽ tiện hơn.
Tôi ngạc nhiên:
- Có gì mà ghê ghớm thế ?
Kim Chi cố làm ra vẻ tự nhiên :
- Không có gì đâu anh. Mình đi chơi chứ ?
Tôi gật đầu, Chi tiếp:
- Vừa bị ông cụ “chửi” xong. Em đi từ trưa tới giờ, bây giờ đi nữa thế nào cũng bị đòn .
Tôi ngần ngại :
- Nguy quá, làm sao bây giờ ?
- Kệ, em xin phép mẹ được .
…Hai đứa lại bắt đầu những mẩu chuyện quen thuộc, những nơi ra vào từng ra vào và lẫn lộn trong đám“nhân loại” đi tìm nguồn vui cuối tuần .
Nhiều lần tôi bắt găp nét đăm chiêu trên mắt Chi và tôi vặn hỏi. Chi tìm cách nói quanh, nhưng đến lúc tôi đưa Chi về thì Chi nói sự thật .
Tôi đứng im trước cổng nhà nàng, nghe Chi an ủi:
- Chuyện các cụ ấy mà anh. Em không ưng nhưng cũng chả dám nói gì. Còn tuỳ anh chứ.
Đúng vậy bổn phận của tôi đối với nàng, với gia đình nàng cũng nặng như đối với trọn cuộc đời tôi. Tôi phải có quyết định, không thể kéo dài tình trạng này mãi. Nhưng hơn ai hết, Kim Chi nhìn rõ sự bất lực của tôi trong chuyện đó, như chính tôi.
Tôi buồn bã đứng yên một lúc. Mãi khi Kim Chi vịn tay lên cửa sắt tìm nút chuông tôi mới nói :
- Em cho anh một thời gian suy nghĩ đã nhé. Anh tin là em hiểu. Phải không Chi?
Chi nhìn tôi . Trong vùng tranh tối, tranh sáng, tôi thấy mắt Chi ngấn lệ, tôi chợt tội nghiệp Chi và tội nghiệp cả tôi .
Tôi ra về cả đêm không ngủ được, những hình ảnh xa xưa và hiện tại quay cuồng trong óc. Duyên, Kim Chi, những ngày phép, việc xây dựng tương lai, những đồng đội ở đơn vị, những tiếng súng, những tiếng thét, những tiếng ầm ì quen thuộc. Những bấp bênh của cuộc sống, những nguy hiểm đang đón chờ và một hạnh phúc ở sau lưng. Tôi làm gì trong những sự kiện đó ?
Tôi viết cho Chi. Anh thế đó. Anh bằng lòng chấp nhận thêm cực nhọc vì anh đã gian khổ mãi rồi. Nhưng em. Em có chịu đựng được cuộc sống ấy cả đời với anh không?
Vẫn không có gì mới. Hơn một lần tôi đã nói đã viết như vậy. Nhưng lần này hầu như những lời đó mang một tính chất quyết định.
Tôi cũng ghi vắn tắt cho Chi rõ tôi sẽ trở về đơn vị sớm hơn thời gian đã dự định. Anh muốn có thời giờ để suy nghĩ và ở tư thế sẵn sàng đón nhận cánh thư mới của em. Rồi sau đó …
…Tôi sửa soạn quần áo trở về. Thằng em cho tôi biết Hoà đến thăm cách đây mấy hôm nhắn tôi ghé lại trước khi đi.
Tôi tìm chiếc mũ vải, chụp lên đầu và gọi xe đến đó. Buổi xế trưa nắng hầm hập . Hoà nằm dài ở một góc giường, nhễ nhại mồ hôi. Mỗi lần đến với nó thật nản. Hoà là một gã chán đời luôn luôn bi quan và ngờ vực. Chúng tôi chơi với nhau đã gần mười năm và những giúp đỡ của nó - lòng tốt - là lí do khiến tôi còn liên lạc với nó. Hai đứa trao đổi những mẩu chuyện nhàm chán và cuối cùng tôi lại bị ám ảnh bởi những lời nó nói .
Tôi hút thuốc liên miên . Hoà làm tôi ở trạng thái hụt chân, chới với. Nó nói lung tung. Chuyện hoà bình: đồng ý là thèm khát hoà bình nhưng làm chó gì tìm được hoà bình ngay tức khắc. Còn lâu.
Tôi đứng lên, ném tàn thuốc qua khung cửa sổ, liếm môi. Khô và nứt nẻ. Tôi buồn cảm thấy mình mất mát nhiều thứ- mất những yêu đời của tuổi trẻ, mất những hăng say nhiệt thành, tin yêu người và cuộc đời. Và nhiều nữa. Cuộc sống hiện tại chẳng nói lên điều đó sao ?
Tôi bước ra sau nhà múc nước rửa mặt. Nắng chói chang lám tôi khó chịu. Mùi bùn và nước tiểu xông lên qua khe ván. Choáng váng. Căn nhà – căn chòi - gỗ cất trên sình lầy trên xa lộ này Hoà thuê ngàn tám một tháng. Ăn cơm ở quán cóc nào đó. Hoà kiên nhẫn chịu đựng không than vãn, nhưng tôi biết nó có đôi lúc tủi hờn vơ vẩn .
Tôi trở vào bảo Hoà:
- Trưa mai tao về dưới đó.
- Nếu rảnh, tao đến đi cùng với mày ra bến xe.
- Khỏi cần. Tao đi tuỳ hứng, cứ ở nhà ngủ cho khoẻ, tối đi làm.
Hoà không đáp, quay mặt vào vách. Tôi bỏ ra đường. Nắng vẫn chói chang, mặt lộ bốc hơi hừng hực dễ sợ. Những hòn đá xanh lăn lốc dưới chân tôi đi . Tôi nghĩ lanh quanh . Kim Chi, Hoà, thành phố này. Không, nơi đây không phải nơi tôi sống . Ở đây nhiều phiền muộn nhiều buồn rầu quá. Những mệt óc, mệt thể xác hầu như thường xuyên. Dù phải quyết định ngay chuyện đời với Kim Chi, dù băn khoăn và chán nản vì những lời của Hoà, tôi cũng phải trỏ về đơn vị đã . Ở đó mọi khuôn mặt đều quen thuộc gần gũi và tin cẩn. Ở đó tiếng súng nổ, tiếng đạn reo, tiếng cười tiếng khóc đều giản dị như nhau. Không suy nghĩ. Mặc kệ, chuyện một người con gái, tới đâu hay tới đó. Mặc kệ, chuyện một thằng bạn tối ngày chê bỏ sự đời, nào ăn nhập gì tới mình.
Tôi nghĩ khi về đơn vị tôi sẽ viết cho Hoà một lá thư thật bình thản, và gửi cho Kim Chi một hàng điện tín. Dành cho Kim Chi chọn ngày vui ấy, hoặc tự Chi xoá bỏ ngày vui ấy đi. Dẫu sao, tôi yêu Chi, không ai có quyền nghi ngờ điều ấy.
Tôi trở về. Đồng đội đi hành quân. Doanh trại thật vắng. Tôi tự nhiên cảm thấy mất mát, bâng khuâng như vừa để lỡ một dịp may. Tôi vào phòng ngủ nằm dài ra đó.
Khi Hưng bỏ ra, tôi nghĩ rằng mình đang nằm ở chỗ an toàn, bây giờ, ngày mai và những ngày sắp tới. Tôi nhủ thầm :
- Mình muốn ngủ một giấc thật ngon
Và tôi dần dần vào giấc mơ, với những hình ảnh về Kim Chi, khi đậm nét, khi mơ hồ.
VÕ HÀ ANH
(trích: Ngày ấy khi ta yêu nhau - 1974)
- Có gì bất thường vậy?
- Không
- Vô lý. Tao không tin, chả lẽ cô bé của mày lại chịu để cho mày đi ?
- Ừ…
Hưng càu nhàu:
- Mày như …con gà nuốt cơ bẩm. Hỏi gì cũng ừ với không, hùng hục vân động xin đi phép, rồi bây giờ hùng hục bò về. Ai mà tin mày hết tiền. Khối thằng hết tiền vấn sống phây phây cạnh người đẹp, có chết đâu?
Tôi nhỏm dậy châm điếu thuốc:
- Mày nói đúng. Tao có chuyện buồn, muốn nằm yên một mình.
Hưng cười cười
- Mày xấu tính xấu nết như con lu lu. Có gì rắc rối nói tao nghe, tao góp ý kiến cho.
Tôi chậm chạp:
- Không có gì cần góp ý kiến cả ,ít ra là lúc này. Tao mệt lắm.
Hưng đứng lên:
- Ừ thì thôi. Buổi tối có ra phố ăn cơm thì qua rủ tao với nhé.
Tôi không trả lời, nằm úp mặt xuống đệm, tiếng ngáy Hưng nhỏ dần. Tự dưng tôi thấy hối hận, Hưng nó tốt lắm đấy chứ, và tôi thì quan trọng hóa vấn đề. Có gì là ghê ghớm đâu, chuyện một người con gái thứ hai đang bước chân vào tình cảm đời tôi. Phải chăng tôi đã thúc thủ chịu thua một lần trước những khó khăn của cuộc sống, nên bây giờ tôi bắt đầu e ngại, chỉ còn muốn nuối tiếc những ngày vàng.
Những ngày dài lao khổ ở quận lỵ nhỏ bé là động lực mạnh nhất nhắc nhở tôi nghĩ đến Kim Chi, đến mái tóc dài lồng lộng bay xuôi. Kim Chi thường ngồi hong tóc trước quạt máy, bên bàn học. Bao giờ cũng là buổi chiều, khi hoàng hôn xuống. Mỗi lần rủ nàng đi chơi tôi đều phải chờ đợi cho mái tóc Chi khô. Tôi tự hỏi Kim Chi làm dáng vì tôi hay tại thói quen. Nhưng chắc chắn có một điều là, dáng dấp người con gái trong tư thế ấy thật yểu điệu, thật là tình…Chỉ cần nghĩ đến hình ảnh ấy tôi đã sôi sục ý muốn được ở cạnh nàng. Và tôi vận động xin bảy ngày phép thường niên. Thật khó khăn vất vả. vì đang cắm trại, lại hành quân luôn. Nhưng cuối cùng rồi tờ giấy phép cũng ở trong tay và trọn tháng lương trong túi.
Đường về ngắn ngủi, tôi chỉ thấy trước mắt nụ cười, ánh nhìn, tiếng nói, những ân cần của Kim Chi. Không một hình ảnh nào khác xen nối vào óc tôi trên đường về. Và tâm hồn tôi phơi phới. Mình sẽ…Mình sẽ… Và mình sẽ… Tôi dự tính như thế. Những ngày cuối tuần nhộn nhịp, đường phố đông như ngày hội thanh bình. Tôi hơi ngỡ ngàng, chiến tranh vẫn không nghĩa lý gì ở đây sao. Nhưng càng tốt Tôi và Kim Chi sẽ ở cạnh nhau trong suốt bảy ngày phép với những tự do thong thả.
Công vụ dồn dập khiến tôi quên bẵng đi ngày tháng. Cho đến buổi chiều về phép, khi xe chạy ngang chợ Sài Gòn tôi chợt giật mình nhớ ra mùa xuân vừa hết. Tự nhiên, giữa cảnh đông đúc vui tươi ấy, đám mây trôi lang thang trên nền trời xanh lúc đó, khi tôi nhìn lên.
… Những ngày cuối năm ấy. Những chiều thứ bảy phố xá nườm nượp người đi chợ tết. Không khí tưng bừng vui nhộn. Nhưng ngày ấy, hơn bao giờ hết, tôi thấy mình sung sướng và kiêu hãnh. Đó là thời gian đẹp nhất của tôi với Duyên. Tôi thường đón Duyên vào những lúc tàn chiều và hai đứa mải mê len lỏi trong dòng người đến khuya. Duyên thường cười trách tôi:
- Anh nhà binh mà đi chơi tối ngày không sợ bị phạt sao.
Tôi trả lời tỉnh bơ :
- Phạt thế nào được ,anh vẫn là quân nhân gương mẫu mà.
Duyên thành thật :
- Em ghét “lính thành phố” lắm. Lính thì phải đi đánh giặc chứ.
Tôi mỉm cười yên lặng. Duyên hỏi như thể nhiều lần rồi, và không lần nào tôi trả lời . Đó là chuyện đời lính, nay thế này mai thế khác. Mỗi người một trọng trách, rồi thế nào chẳng có lúc thay đổi. Duyên… trẻ con. Duyên có phải là lính đâu. Nhưng tôi biết, nếu tôi đổi đi xa, hoặc là tôi xin thuyên chuyển ra đơn vi chiến đấu chắc chắn Duyên sẽ buồn nhiều, hoặc là sẽ cản ngăn. Tâm lý tình yêu vậy đó.
Lần đi chơi cuối cùng của chúng tôi, trước tết năm ngày. Buổi tối tôi đưa Duyên vào Cafeteria nghe nhạc. Hai đứa tỉ tê kể chuyện tương lai. Một vài dự định sẽ làm sau tết. Chúng tôi đồng ý, có lẽ sẽ… lấy nhau. Dự tính, chương trình. Tất cả mang chất lạc quan và đẹp như màu hồng néon trong quán. Rồi chia tay bằng ánh mắt mê nhau.
Tôi định đến Duyên mùng một tết.Nhưng việc nọ việc kia phải hoãn đến sang mùng hai. Và thật là kinh khủng. Mồng hai tôi đến với Duyên trong bầu không khí loạn lạc, tiếng súng nổ dòn khắp nơi.
Tôi không còn nhận ra Duyên nữa. Những gì đã thay đổi Duyên đến mức ấy? Lo âu, sợ hãi, buồn rầu, e ngại… tôi đọc được trên khuôn mặt Duyên tất cả những sự đó. Tôi không cười được và Duyên nhớn nhác như mọi người trong gia đình .
Tôi buồn rầu trở về. Lệnh gọi trình diện vang vang trong Radio. Tôi vội vã trở vào trại. Và từ đấy tôi đăm mình trong những cuộc hành quân trong thành phố. Rồi công tác liên miên.
Khi tôi đến thăm Duyên, tôi biết rằng đã mất Duyên thật sự. Những ngày loạn lạc đã làm Duyên sợ hãi và ngờ vực yên ấm của cuộc sống chung hai đứa dưới một mái gia đình mới.
Duyên bảo sợ lắm rồi. Nếu anh nhìn thấy Duyên lúc đó thì sẽ hiểu được tâm trạng Duyên bây giờ. Nhìn mọi người chết, gia đình tan tác phân ly vì giặc về, Duyên sợ gánh thêm một trách nhiệm. Hôm đánh nhau gia đình Duyên chạy ngược chạy xuôi. Chiến tranh len lỏi từ khu này sang khu khác nơi nào chúng đến chỉ một lát sau là có tiếng súng nổ, có khói đen cuồn cuộn bốc lên. Rồi người chạy tả tơi, xe hồng thập tự rú lên nhức buốt. Khuôn mặt chiến tranh dễ sợ thật, dễ sợ như những khuôn mặt bị bắn chết thảm thê ngoài đường phố. Tôi bảo chiến tranh lúc nào chả như thế. Có đánh nhau là có những cảnh đau lòng. Nhưng Duyên lắc đầu. Đây là lần đầu tiên. Duyên hiểu và thấy rõ chiến tranh, mặt trận. Những mặt trận không khoảng cách, không giới hạn. Hình ảnh dị hợm và thảm khốc của chiến trường đã được ném thẳng vào cuộc sống của mọi người. Những kẻ gieo lửa đã tàn nhẫn buộc ép mọi người thử lửa và chính những kẻ ấy cũng tan nát theo lửa đỏ. Duyên cảm thấy chán chường. Mặc dù cuộc chiến đã sớm được dập tắt, nhưng đâu còn gì nguyên vẹn sau cơn binh biến đó. Nhìn quanh Duyên chỉ thấy đổ vỡ. Nước mắt chan hoà trên má mọi người . Quang cảnh in hằn dấu vết điêu tàn. Và thê thảm nhất cho mình là sư vắng mặt vĩnh viến của người quen biết, những người thân yêu của mình. Duyên ở trong tình trạng ấy. Nói dại cuộc chiến vừa rồi Duyên mất anh …Trời ơi ! những gì Duyên sẽ gánh sau đó …hẳn Duyên sẽ không thể nào gánh vác nổi . Cứ nghĩ đến sự ghê ghớm quá mức là Duyên không còn tha thiết gì hết. Duyên chỉ cầu mong cho yên ổn tâm hồn, cho cuộc sống như mọi người đang yêu cầu mong thế. Sợ chiến tranh lắm rồi . Và bây giờ càng sợ Duyên càng thấy thương những người đi lính. Sự chiến đấu của họ, của các anh là một nố lưc ghê ghớm ngoài sức chịu đựng mà vẫn chịu đựng được trường kỳ. Các anh tiếp xúc với thảm cảnh hàng ngày, còn Duyên chỉ mới một lần mà đã rã rời.
Bây giờ thì Duyên hiểu và thương tất cả mọi người. Dù là lính ở đâu. Các anh cực nhọc thật nhưng Duyên tin tất cả mọi người đầu muốn kết thúc chiến tranh dù phải chết, bằng chính lý tưởng của mình đã chọn lựa, đã theo đuổi từ bao lâu.
Những dằn vặt những vò xé nội tâm, Duyên đã thổ lộ hết với tôi. Tôi sợ Duyên đã già đi mười tuổi nữa. Tôi muốn nói đến vấn đề của chính chúng tôi, nhưng tôi sợ đề cập đến không đúng lúc. Tuy vậy, Duyên cũng hiểu. Duyên nói xa xôi về những ngỡ ngàng của Duyên trước hoàn cảnh mới. Tôi giật mình lo ngại. Nội tâm Duyên thay đổi đến thế sao?
Những gì Duyên nói đều đúng. Tôi thấy Duyên cần được che chở và nương tựa, nhưng chính Duyên, Duyên lại sợ gánh thêm phân trách nhiệm, phân đau khổ vì nơi nương tựa ấy. Tôi lặng người khi Duyên trả lời: Chúng mình tạm hoãn lại vài năm nữa. Mình còn trẻ mà anh!
Tôi gật đầu nhưng gật đầu chấp nhận một sự tan vỡ, không phải hòa hoãn. Tôi không phải còn quá trẻ, không phải là kẻ chưa nhìn bề trái của cuộc đời bao giờ. Còn Duyên nhìn sự việc bằng phán đoán của tình cảm và của số tuổi nàng.
Thế là tôi mất Duyên. Tôi vẫn gặp Duyên, nhưng nồng thắm khi xưa đã chết. Trong Duyên hay trong tôi? Tôi không đủ can đảm để tìm hiểu. Tôi tự nhủ hãy xa Duyên, tự an ủi và vỗ về bằng những hình ảnh lãng mạn không hợp với tuổi tôi, tôi xin đi công tác lưu động và tôi đã đi liên miên khắp nơi.
Nhưng tôi không thể nào bớt nhớ Duyên. Đi đến đâu cũng có Duyên ở đó. Những ánh mắt những nụ cười …quang cảnh ở đó: “Ừ, có một lần Duyên đã …” bao giờ tôi cũng nhắc nhở mình bằng câu nói thầm ấy. Thế mà đã mấy năm. Bây giờ lại qua Tết. Tôi nhớ đến Duyên bằng những dằn vặt, da diết không cùng. Nhưng không gợn một niềm hy vọng. Có một lần tôi đến gặp Duyên, trước ngày thuyên chuyển đi đơn vị mới, tôi đã nói về tâm trạng này. Duyên cười bình thản: anh “tán”Duyên đấy à?
Tôi không còn đến với Duyên từ lần ấy.
Tôi đến tìm Kim Chi lúc gần tối. Bao giờ tôi cũng đến giờ đó theo thói quen. Kim Chi không hong tóc như mọi lần, đang hí hoáy viết. Tôi gây một tiếng động. Chi ngẩng lên và reo nhỏ :
- A, anh Quân.
Nhưng khác những lần tôi đến trước, Chi không hoàn toàn vui tươi. Nàng nói:
- Em đang viết thư cho anh.
- Viết đi, anh đợi. Viết xong nhờ anh trao lại cho.
Kim Chi ngạc nhiên:
- Ơ, trao lại cho ai ?
- Cho anh.
Chi lườm tôi và gấp cuốn tập lại:
- Anh về thì khỏi viết, để nói chuyện với anh có lẽ tiện hơn.
Tôi ngạc nhiên:
- Có gì mà ghê ghớm thế ?
Kim Chi cố làm ra vẻ tự nhiên :
- Không có gì đâu anh. Mình đi chơi chứ ?
Tôi gật đầu, Chi tiếp:
- Vừa bị ông cụ “chửi” xong. Em đi từ trưa tới giờ, bây giờ đi nữa thế nào cũng bị đòn .
Tôi ngần ngại :
- Nguy quá, làm sao bây giờ ?
- Kệ, em xin phép mẹ được .
…Hai đứa lại bắt đầu những mẩu chuyện quen thuộc, những nơi ra vào từng ra vào và lẫn lộn trong đám“nhân loại” đi tìm nguồn vui cuối tuần .
Nhiều lần tôi bắt găp nét đăm chiêu trên mắt Chi và tôi vặn hỏi. Chi tìm cách nói quanh, nhưng đến lúc tôi đưa Chi về thì Chi nói sự thật .
Tôi đứng im trước cổng nhà nàng, nghe Chi an ủi:
- Chuyện các cụ ấy mà anh. Em không ưng nhưng cũng chả dám nói gì. Còn tuỳ anh chứ.
Đúng vậy bổn phận của tôi đối với nàng, với gia đình nàng cũng nặng như đối với trọn cuộc đời tôi. Tôi phải có quyết định, không thể kéo dài tình trạng này mãi. Nhưng hơn ai hết, Kim Chi nhìn rõ sự bất lực của tôi trong chuyện đó, như chính tôi.
Tôi buồn bã đứng yên một lúc. Mãi khi Kim Chi vịn tay lên cửa sắt tìm nút chuông tôi mới nói :
- Em cho anh một thời gian suy nghĩ đã nhé. Anh tin là em hiểu. Phải không Chi?
Chi nhìn tôi . Trong vùng tranh tối, tranh sáng, tôi thấy mắt Chi ngấn lệ, tôi chợt tội nghiệp Chi và tội nghiệp cả tôi .
Tôi ra về cả đêm không ngủ được, những hình ảnh xa xưa và hiện tại quay cuồng trong óc. Duyên, Kim Chi, những ngày phép, việc xây dựng tương lai, những đồng đội ở đơn vị, những tiếng súng, những tiếng thét, những tiếng ầm ì quen thuộc. Những bấp bênh của cuộc sống, những nguy hiểm đang đón chờ và một hạnh phúc ở sau lưng. Tôi làm gì trong những sự kiện đó ?
Tôi viết cho Chi. Anh thế đó. Anh bằng lòng chấp nhận thêm cực nhọc vì anh đã gian khổ mãi rồi. Nhưng em. Em có chịu đựng được cuộc sống ấy cả đời với anh không?
Vẫn không có gì mới. Hơn một lần tôi đã nói đã viết như vậy. Nhưng lần này hầu như những lời đó mang một tính chất quyết định.
Tôi cũng ghi vắn tắt cho Chi rõ tôi sẽ trở về đơn vị sớm hơn thời gian đã dự định. Anh muốn có thời giờ để suy nghĩ và ở tư thế sẵn sàng đón nhận cánh thư mới của em. Rồi sau đó …
…Tôi sửa soạn quần áo trở về. Thằng em cho tôi biết Hoà đến thăm cách đây mấy hôm nhắn tôi ghé lại trước khi đi.
Tôi tìm chiếc mũ vải, chụp lên đầu và gọi xe đến đó. Buổi xế trưa nắng hầm hập . Hoà nằm dài ở một góc giường, nhễ nhại mồ hôi. Mỗi lần đến với nó thật nản. Hoà là một gã chán đời luôn luôn bi quan và ngờ vực. Chúng tôi chơi với nhau đã gần mười năm và những giúp đỡ của nó - lòng tốt - là lí do khiến tôi còn liên lạc với nó. Hai đứa trao đổi những mẩu chuyện nhàm chán và cuối cùng tôi lại bị ám ảnh bởi những lời nó nói .
Tôi hút thuốc liên miên . Hoà làm tôi ở trạng thái hụt chân, chới với. Nó nói lung tung. Chuyện hoà bình: đồng ý là thèm khát hoà bình nhưng làm chó gì tìm được hoà bình ngay tức khắc. Còn lâu.
Tôi đứng lên, ném tàn thuốc qua khung cửa sổ, liếm môi. Khô và nứt nẻ. Tôi buồn cảm thấy mình mất mát nhiều thứ- mất những yêu đời của tuổi trẻ, mất những hăng say nhiệt thành, tin yêu người và cuộc đời. Và nhiều nữa. Cuộc sống hiện tại chẳng nói lên điều đó sao ?
Tôi bước ra sau nhà múc nước rửa mặt. Nắng chói chang lám tôi khó chịu. Mùi bùn và nước tiểu xông lên qua khe ván. Choáng váng. Căn nhà – căn chòi - gỗ cất trên sình lầy trên xa lộ này Hoà thuê ngàn tám một tháng. Ăn cơm ở quán cóc nào đó. Hoà kiên nhẫn chịu đựng không than vãn, nhưng tôi biết nó có đôi lúc tủi hờn vơ vẩn .
Tôi trở vào bảo Hoà:
- Trưa mai tao về dưới đó.
- Nếu rảnh, tao đến đi cùng với mày ra bến xe.
- Khỏi cần. Tao đi tuỳ hứng, cứ ở nhà ngủ cho khoẻ, tối đi làm.
Hoà không đáp, quay mặt vào vách. Tôi bỏ ra đường. Nắng vẫn chói chang, mặt lộ bốc hơi hừng hực dễ sợ. Những hòn đá xanh lăn lốc dưới chân tôi đi . Tôi nghĩ lanh quanh . Kim Chi, Hoà, thành phố này. Không, nơi đây không phải nơi tôi sống . Ở đây nhiều phiền muộn nhiều buồn rầu quá. Những mệt óc, mệt thể xác hầu như thường xuyên. Dù phải quyết định ngay chuyện đời với Kim Chi, dù băn khoăn và chán nản vì những lời của Hoà, tôi cũng phải trỏ về đơn vị đã . Ở đó mọi khuôn mặt đều quen thuộc gần gũi và tin cẩn. Ở đó tiếng súng nổ, tiếng đạn reo, tiếng cười tiếng khóc đều giản dị như nhau. Không suy nghĩ. Mặc kệ, chuyện một người con gái, tới đâu hay tới đó. Mặc kệ, chuyện một thằng bạn tối ngày chê bỏ sự đời, nào ăn nhập gì tới mình.
Tôi nghĩ khi về đơn vị tôi sẽ viết cho Hoà một lá thư thật bình thản, và gửi cho Kim Chi một hàng điện tín. Dành cho Kim Chi chọn ngày vui ấy, hoặc tự Chi xoá bỏ ngày vui ấy đi. Dẫu sao, tôi yêu Chi, không ai có quyền nghi ngờ điều ấy.
Tôi trở về. Đồng đội đi hành quân. Doanh trại thật vắng. Tôi tự nhiên cảm thấy mất mát, bâng khuâng như vừa để lỡ một dịp may. Tôi vào phòng ngủ nằm dài ra đó.
Khi Hưng bỏ ra, tôi nghĩ rằng mình đang nằm ở chỗ an toàn, bây giờ, ngày mai và những ngày sắp tới. Tôi nhủ thầm :
- Mình muốn ngủ một giấc thật ngon
Và tôi dần dần vào giấc mơ, với những hình ảnh về Kim Chi, khi đậm nét, khi mơ hồ.
VÕ HÀ ANH
(trích: Ngày ấy khi ta yêu nhau - 1974)
***
NGÀY ẤY KHI TA YÊU NHAU
°Tặng T.T.H (Cư Xá KT Phú Nhuận)
1960
VÕ HÀ ANH
1960
VÕ HÀ ANH
Thấy mặt Ngọc, người hạ sỹ quan tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Trung Úy vô sớm vậy?
Ngọc gật đầu mệt mỏi:
- Ừ, có chút việc
Và bước vào phòng Phi Đoàn Trưởng. Ông Trung Tá đi vắng, chỉ có Đại Úy Hoàng, Phi Đoàn Phó ngồi xem báo. Ngọc chào:
- Đại Úy. Nghe nói Đại Úy sắp “máng lon” Thiếu Tá?
Ông Phi Đoàn Phó mỉm cười:
- Ừ, moa cũng được tin vậy. Chắc từ đầu tháng tới.
- Chúc mừng Thiếu Tá trước.
- Cám ơn bạn. Hình như bạn còn mấy ngày phép nữa cơ mà.
- Dạ, có chút việc, tôi trở xuống đây. Đại Uý có cuốn sách nào đọc được cho mượn vài hôm.
Đại Úy Hoàng mở ngăn kéo:
- Vài cuốn truyện dịch, đọc giải trí.
Ngọc đỡ lấy, cám ơn và đứng lên:
- Xin phép Đại Úy, tôi về phòng nghỉ một chút. Đi đường bị nắng, nhức đầu quá.
Ra khỏi phòng Ngọc gặp người Hạ Sỹ Quan nhìn chàng cười ranh mãnh:
- Mấy hôm nay có điện thoại hỏi Trung Úy hoài.
Ngọc ngạc nhiên:
- Ai vậy?
- Một cô người Bắc, giọng dễ thương lắm.
Ngọc bối rối. Ai thế nhỉ? Từ ngày đổi về đây, trừ vợ chàng từ Sài gòn gọi xuống, Ngọc không hẹn với ai hay cho ai biết nơi chàng làm việc. Gần một năm qua, Ngọc gần như cắt mọi liên hệ với nếp sống cũ bay bướm ăn chơi. Từ khi lấy vợ, Ngọc tách rời mọi người con gái quen biết, cố tránh phiền toái có thể xảy ra vì tính Thủy hay giận hờn trẻ con, nhiều lúc đến khó chịu.
Chàng hỏi lại người Hạ sĩ quan từng chi tiết. Anh ta cười cười:
- Tôi không dám nói Trung Úy đi phép, sợ Trung Uý …" trục trặc kỹ thuật” với đào hay bà xã. Tôi bảo là Trung Úy đi công tác vài ngày. Hôm qua cô ấy kêu lần thứ ba rồi đó. Chắc bữa nay lại kêu nữa.
- Cô ấy hỏi gì về tôi không?
- Có, Hỏi Trung Úy đã về chưa, có đi Sài gòn mỗi tuần hay chỉ về cuối tháng, bà xã có xuống đây chơi luôn không? Tôi chỉ nói lơ mơ không rõ rệt.
Ngọc nhếch môi cười, khen xã giao:
- Cảm ơn bạn. Bạn tốt lắm, nếu có điện thoại bạn kêu dùm tôi nhé, ở bên phòng ngủ.
Ngọc bước ra hành lang. Trời nắng như đổ lửa, hơi nóng bốc lên hừng hực trên mặt phi đạo vắng. Vài chiếc vận tải và trực thăng nằm lặng lẽ trong ánh nắng chói chang. Phi trường buồn tênh, cơn gió nhẹ lùa phất phơ đám cỏ úa vàng bên hông tòa nhà, cạnh những vòng kẽm gai phòng thủ bám đầy giấy vụn và rác rưởi. Cái thế giới thu hẹp này như im ngủ, như mê thiếp trong buổi chiều mùa khô, uể oải và mỏi mệt.
Ngọc mở vòi nước mát, hứng vài vốc úp lên mặt, lắng nghe tiếng róc rách rơi xuống nền xi măng. Sự dễ chịu hiếm hoi quá, Ngọc mặc cho nước văng ướt ống quần và đôi giầy, tiếp tục vỗ nước vào hai má.
Có tiếng người gọi:
- Trung Úy, Trung Úy.
Ngọc quay lại, Người Hạ sỹ quan đứng trước phòng trực vẫy vẫy:
- Điện thoại.
Ngọc bước đến vội vàng. Hắn tiếp:
- Cô hôm qua.
Ngọc gật đầu, áp ống nói lên tai. Một giọng con gái Bắc thanh tao và thật mát:
- Thưa, anh Ngọc đấy ạ?
- Vâng, tôi nghe.
Giọng nói đầu dây bên kia hơi ngập ngừng:
- Anh… Trung Úy có nhận ra tôi không?
Ngọc cố moi óc. Ai thế nhỉ. Một giọng nói lạ, nhưng vương vấn một chút xíu nào đó quen thuộc trong cách hỏi. Ngọc gợi thêm:
- Chịu . Cô cho biết tên chứ ?
Có tiếng cười nhẹ:
- Anh thực không nhận ra sao ?
- Hơi quen quen , hay đúng hơn là đã từng nghe qua một thời gian nào đó, nhưng tôi chưa nghĩ ra.
- Cũng không cần thiết . Tôi gọi cho anh , cốt nghe lại giọng nói của anh và hỏi thăm vài chuyện .
- Cô cho biết gặp tôi ở đâu đã nào?
- Tôi đã thưa với anh là điều đó không cần thiết lắm . Xin anh cho tôi hỏi thăm . Anh vẫn mạnh ?
Ngọc cười thành tiếng :
- Vâng , thưa cô . Tôi vẫn mạnh nên mới đứng đây hầu chuyện cô được chứ.
- Tôi vụng quá. Anh còn ở đường Chi Lăng không ạ ?
- A, sao cô biết địa chỉ nhà tôi ? Nhưng nay tôi đã dọn đi nơi khác.
- Tôi cũng đoán thế . Chắc anh ở nhà riêng , vì ở Chi Lăng là nhà của cụ bà phải không anh ?
- Cô làm tôi ngạc nhiên .
Người con gái cười khúc khích :
- Chưa hết . Tôi còn biết rất nhiều về anh . Cô Loan vẫn đi học hay đi làm rồi anh Ngọc ?
Càng lúc Ngọc càng băn khoăn nghĩ ngợi:
- Em tôi vừa ra trường dạy học ở Sài Gòn .
Người con gái reo lên :
- Làm cô giáo, thích nhỉ ? Cụ bà vẫn mạnh chứ anh ?
- Cụ tôi mất đã ba năm nay .
- Tôi xin lỗi , và xin chia buồn với anh.
Ngọc làm ra vẻ bực dọc :
- Tôi cũng xin lỗi cô. Xưa nay tôi không thích nói chuyện với người nào mà tôi không biết là ai.
Giọng người con gái chứa đựng chút bâng khuâng:
- Có cần thiết đâu anh? Vì tôi chỉ nói chuyện với anh một lần này, và tôi không còn dám làm phiền anh lần nữa.
Ngọc bắt gặp trong câu nói ấy vài âm điệu quen thuộc. Thứ âm thanh pha trộn chút giọng Nam. Ngọc bỗng reo lên:
- A cô bé này phá quá. Tôi biết cô là ai rồi.
Cô gái cười ròn rã:
- Ai nào?
- Cúc phải không? Cúc Thị Nghè chứ gì, giả giọng Bắc chọc anh hoài.
Tiếng cười vẫn tiếp, nhưng thoáng chút chế diễu:
- Rất tiếc. Tôi không phải là cô Cúc nào đó của anh. Anh vẫn bận rộn vì các cô lắm nhỉ.
Ngọc lại rơi vào mù mờ băn khoăn. Cô nhỏ nào thế?
Lúc này thì Ngọc bực mình thật sự:
- Rất tiếc không thể tiếp tục nói chuyện với cô được nữa, dù cô có thể là người quen cũ. Tôi không thích bị đùa.
- Anh vẫn còn mau giận hờn dữ. Tôi chỉ định gặp anh một lần qua điện thoại để nghe lại giọng nói của anh thôi. Tôi vẫn nhận ra được tiếng nói của anh, vẫn thấy quen thuộc như ngày ấy. Nhưng anh thật tệ, chẳng còn nhận ra tôi.
Ngọc kêu lên, đầy bứt rứt:
- Cô là ai thế?
Giọng nói chứa chan êm ái:
- Anh cố nhớ xem. Một người bạn cũ, quen từ mười bốn năm trước.
Ngọc kêu thầm: trời đất, mười bốn năm. Mười bốn năm qua, người con gái này hẳn không còn là…….con gái. Một người đàn bà, có chồng, con. Ai vậy? và trở lại thời gian của mười bốn năm xưa, cô gái ấy là ai? Lúc đó mình có biết bao nhiêu bạn gái, có cả mấy người tình đã qua trong tuổi học trò.
Ngọc cười ngượng nghịu:
- Xin cô. Cô đừng hành tôi nữa, làm sao nhớ được khi đã xa cách quá lâu.
Giọng nói đầy hờn mát:
- Tôi vẫn nhớ tới anh.
Và người con gái ấy (hay người đàn bà ấy) nói thật khẽ, thật chậm, như luồng gió nhẹ thổi qua ngọn cây non, phải lắng nghe, phải chú ý mới hiểu được:
- Mười bốn năm trước, anh có người bạn gái nào thật……”đặc biệt” không nhỉ?
Ngọc rùng mình. người bạn gái đặc biệt, người yêu, phải không? Có, vài người nữa, trong chuyện tình tuổi trẻ của tôi. Tôi đã yêu rồi mất, rồi xa. Tôi vẫn nhớ họ, hồi tưởng ra được họ, vẫn nhớ được giọng nói họ tuy không còn rõ rệt, không còn đậm nét. Nhưng ít ra, phải có chút quen thuộc nào để tôi nghĩ cô là một trong những người ấy chứ. Không, hoàn toàn tôi không nhận ra, dù có thấy vấn vương trong đó vài âm hưởng quen quen. Nhưng cô không phải là Thu, phải không? Không thể. Vì Thu đã có chồng, có con. Tôi từng được nghe về Thu qua những người quen biết cũ. Hạnh phúc lắm nữa. Cô cũng không phải là Mỹ Lan, Mỹ Lan giọng Bắc kiêu kỳ, còn giọng cô vui tươi hiền hậu, pha chút giọng Nam chân thật. Cô là ai?
Ngọc thở một hơi dài:
- Tôi vẫn không đoán được. Không dám đoán.
- Nhưng anh không có người bạn đặc biệt nào của mười bốn năm trước sao anh?
Không hiểu vì lẽ gì, Ngọc đã trả lời:
- Có. Có chứ. Cô ấy tên Thu, đã có chồng và đang ở rất xa tôi.
Im lặng một lúc. Hai phút, ba phút gì đó. Nhưng lại dài như một ngày, một tháng, một năm. Bỗng nhiên, Ngọc nghe giọng người con gái cất lên, run run:
- Anh ạ. Tôi đang ở rất gần anh………..
Ngọc rùng mình liên tiếp. Ngọc thấy lạnh sống lưng. Ngọc thấy tim như ngừng đập, và thoáng trong giây phút ngắn ngủi, chàng cảm nhận một nỗi sung sướng pha lẫn đớn đau ùa ập vào sâu thẳm tâm hồn, nghiền nát tâm can. Chàng thảng thốt kêu lên:
- Thu. Em đấy ư?
Người con gái, không, người đàn bà có chồng, có con, nói nhẹ và đứt quãng. Nàng như đang tột cùng trong cơn xúc động.
- Vâng, anh đã nhận ra….?
Ngọc rơi mình trong chiếc ghế bành rộng, tiếng nói lạc đi:
- Thu, em đấy ư? Có thật là em không?
Người đàn bà không trả lời, và chàng nghe tiếng lách cách nho nhỏ ở đầu dây bên kia. Nàng đang làm một việc gì đó, đặt ống nói xuống bàn, hay đang đổi tay cầm, hoặc….nàng đang xúc động và thấy chiếc ống nói nặng nề trên tay, như chàng lúc này?
Tình yêu. Tình yêu ơi. Tình yêu của mười bốn năm qua bừng bừng sống dậy, cháy rực lửa, nóng như than hồng làm Ngọc tê dại toàn thân. Chàng thì thầm vào máy:
- Thu ơi. Thu có biết anh xúc động đến chừng nào? Toàn thân anh đang rã rời và sung sướng đến chết lặng…
Thu cười, những âm thanh tươi vui rạng rỡ:
- Còn người ta đang lạnh toát cả chân tay đây này...
Ngọc rùng mình lần nữa. Câu nói vô cùng quen thuộc của Thu ngày xưa, mỗi khi Ngọc làm nàng cảm động. Người ta đang lạnh toát cả chân tay đây này. Cô gái miền Nam, cựu nữ sinh Marie Curie, lại yêu thích giọng Bắc và học hỏi những lối nói chuyện “đầy Bắc Kỳ” giống không thể chê được. Dạ, vâng, thế ạ, giời ơi, phỉ phui, chỉ nói dại…Nàng còn chút âm hưởng giọng Nam, nhưng nếu không biết trước Thu người Nam thì không thể nào ngờ được.
Tự nhiên Ngọc bật lên cười. cười thật dài, thật ròn rã, sung sướng, sảng khoái. Hẳn Thu đã “nhìn” thấy được Ngọc lúc đó giống hệt ngày xưa, nên Thu hỏi:
- Cười gì thế ông?
Lại một câu quen thuộc cũ. Ngọc thủ thỉ:
- Anh sung sướng
Thu lặng im. Ngọc nói như rít lên giữa hai hàm răng:
- Thu, em có đủ thời giờ nghe anh nói không?
- Anh nói đi.
- Anh đang sung sướng. Không khi nào, không bao giờ anh nghĩ được mình sẽ tái ngộ nhau trong trường hợp thế này. Nên khi nghe em hỏi về “cô bạn gái đặc biệt”, anh có nhớ tới em, nhưng không dám nghĩ là em, vậy mà đó là sự thật.
Thu vui vẻ :
- Anh biết không . Em chỉ định nghe lại tiếng nói của anh một lần thôi, mãi mãi không bao giờ còn gọi lại … và không cho anh biết em là ai nếu tự anh không nhớ …
- Nhưng em đã thua anh phải không ?
- Em vẫn mãi mãi thua anh , như ngày xưa em toàn phải khóc vì anh.
Ngọc thấy nóng bừng hai tai , hai má ,hai mí mắt . Chút nào rưng rưng dâng nhẹ trong lòng mắt , biến thành đôi giọt long lanh cảm động.
- Nghe anh nói đã nào Thu . Để anh nói đã rồi sau đó tới lượt em . Hãy nghe anh nói về anh đã …
Ngọc kể lể. Niềm thương nỗi nhớ, sự thất vọng tột cùng khi hai đứa mất nhau. Tình yêu bừng bừng sống lại, trong phút chốc Ngọc quên đi hoàn cảnh thực tế của mình, quên cả người vợ trẻ ở Sài Gòn Ngọc vừa xa sau một cơn hờn giận của nàng.
Ngọc miên man nói và Thu miên man nghe, đến nỗi Ngọc giật mình tưởng rằng Thu không còn ngồi đấy nghe nữa .
- Thu , Thu …em còn nghe anh đó không ?
Tiếng Thu êm ái :
- Em đang nghe anh nói .
- Ừ, anh đang nói. Trời ơi, Thu làm sao biết được anh nghĩ gì lúc này. Giá mà Thu nhìn thấy anh lúc này, ngồi trước mặt anh lúc này để hiểu được anh …
- Em hiểu được, thấy được anh lúc này qua tâm trạng em đây anh.
Ngọc run rẩy :
- Mười bốn năm qua rồi em nhỉ . Mau quá, anh đã già, ba mươi mốt tuổi còn gì.
- Em hai mươi chín, anh nhớ không ?
- Ừ. Mối tình đầu của chúng mình, tình thơ dại hết sức nhưng đậm đà quá thể .
Tiếng Thu cười bên đó . Ngọc kêu khẽ :
- Em cười gì vậy ?
- Em nhớ lại hồi đó . Quá là trẻ con, nhưng thơ mộng vô cùng .
Ngọc buông trôi. Những buổi chiều vàng trong quá khứ trở lại, những buổi tối , những buổi trưa ngày cũ hiện về trong ký ức . Những ngày có nhau , âu yếm và hạnh phúc tột cùng .Tình yêu đã tràn đầy những bài thơ của Ngọc đăng trên báo, trong các chương trình thơ văn của đài phát thanh . Lời ca ngợi tình yêu năm xưa sao mà đầy, mà dài đến vậy. Những nụ hôn vụng trộm , những vòng tay ôm ấp vội vã , những lời tỏ tình trẻ con , ngây ngô nhưng cảm động. Tất cả trở về dồn dập như thác lũ , như cơn lốc trước một lần mưa .
Và Ngọc lại tiếp tục kể lể , với những câu bắt đầu là :
- Em còn nhớ không em …
- Thu còn nhớ không ?
- Thu còn nhớ chứ ?
Và lần nào Thu cũng trả lời :
- Em nhớ …
Cho đến một lúc , Thu nói :
- Anh còn nhớ tất cả, vậy mà em tưởng anh đã quên.
Ngọc kêu lên :
- Sao em lại nghĩ về anh như thế ? Làm sao người ta quên được mối tình đầu trong đòi .
Thu cười :
- Nhưng anh đã không nhận ra em ?
- Mình xa nhau mười một mười hai năm rồi còn gì, em nhận ra vì em cố ý , còn anh thì bất ngờ …
- Và vì anh có quá nhiều người quen nên không thể nhớ hết , phải không ?
- Trêu anh nữa.
- Thật đấychứ ?
- Anh giận em bây giờ.
- Đừng. Mình không còn là ngày xưa đâu anh .
Ngọc chợt buồn . Đúng thế . Đâu còn là ngày xưa thơ dại của mối tình đầu thơ ngây . Ngày ấy , khi ta yêu nhau thì ta có tất cả . Nhưng bây giờ ta chẳng là gì của nhau nên mất hết, chỉ còn lại chút dư hương …
Thu chợt hỏi :
- Bây giờ tới phiên em nói chứ ?
- Ừ , anh nghe em.
- Em đổi về tỉnh này gần ba tháng nay.
- Em làm gì thế ?
- Một trong những ngân hàng trong thành phố. Anh đừng tìm hiểu thêm , để em nói đã . Một buổi chiều em đứng trước cửa sổ nhìn ra đường và bất chợt thấy một người lái vespa vụt ngang. Em giật mình, người ấy mặc bộ đồ không quân , và giống anh lạ .
- Em trở vào làm việc , băn khoăn mãi .Một lần khác , em lại gặp người đó trong hiệu ăn .Nghe tiếng cười em nhìn vào gương đối diện và bắt găp anh ở bàn gần đấy . Đúng là anh . Nhưng em đi cùng gia đình , cùng chồng em, con em nên không thể làm gì khác hơn là ngồi thật im, thật nhỏ bé trên chiếc ghế. Em lắng nghe để tìm lại tiếng nói quen thuộc, nhưng chỉ bắt gặp vài lần giọng anh cười cùng các bạn, và anh nói ít quá, nhỏ quá. Chỉ nghe các bạn gọi tên anh. Em ra về với chồng, với con nhưng lòng em hình như quẩn quanh ở đó .
Nhiều lần sau này em còn nhìn thấy anh, trên đường tới sở. Bỏ chút thời giờ, em “điều tra” ra đơn vị anh không mấy khó.
Không phải bây giờ em còn mơ tưởng tưởng tới anh. Nhưng đúng như anh nói, làm sao người ta quên được mối tình đầu, làm sao quên được tiếng yêu lần đầu tiên từ người tình thứ nhất. nó khắc sâu, nó hằn nét trên tâm hồn không bao giờ xoá được, phải không anh. Trừ khi mình chết đi. Một điều nữa, em cảm động vì tình yêu của anh dành cho em. Khi xa nhau rồi em vẫn vô tình và cố ý theo dõi hoạt động của anh qua các bài thơ, các chương trình thi ca nhắc nhở đến anh. Em biết anh viết về em trong đó, em cảm động vô chừng trước tấm tình đậm đà anh dành cho em. Và em tự nhủ: mối tình này đẹp quá, đó là tình cao thượng, trong sạch và thiêng liêng của buổi đầu đời thơ mộng. Nên em đã thất bại với chính em, thất bại với anh như em từng chịu thua anh từ trước đến sau, chưa thắng được một lần. Em đã gọi cho anh…
- Ồ, em….
- Em chỉ tự chủ được một điều: em nhớ là em có chồng, có con và em yêu chồng con em. Nên Ngọc ơi, đừng làm gì cho em phải hối hận.
Ngọc lặng người như ngã vào băng giá. Tôi quên mất, tôi lơ đễnh mất. Tôi xa rời thực tế quá mất rồi. Mười bốn năm đã qua đi, mười lăm và mười bảy tuổi của xa xưa, chứ không phải của bây giờ. Bây giờ là hai mươi chín và ba mươi mốt, của những gì đã tan vỡ, đã già nua, đã lỡ dở. Lỡ dở như sự học của chàng, để rồi chuyển từ quân trường Thủ Đức sang Không Quân sau một khoá học dài, rồi lại tiếp tục lỡ dở sau những ngày chắp vá đủ mọi mặt.
Ngọc thở dài:
- Anh biết, anh nhớ bổn phận của của anh.
- Anh có gia đình rồi, phải không anh?
- Như em.
- Anh có con chưa?
- Một cháu.
- Em đã ba đứa, chúng nó ngoan lắm anh ạ. Và giống bố. Em nghĩ em hạnh phúc.
Ngọc cười gượng gạo:
- Anh tin thế.
Giọng Thu vui tươi:
- Em cũng tin anh yêu chị, yêu cháu. Hạnh phúc gia đình không sôi nổi, không xôn xao bằng mối tình đầu, nhưng thắm thiết và thâm sâu nhiều hơn anh nhỉ?
- Chắc thế.
- Ô kìa, chắc chắn chứ anh? Sao anh lại không dám cả quyết vậy?
- Không phải thế, nhưng sự thực là anh đang lo lắng lúc này.
- Lo gì, anh?
- Lo rằng anh không giữ được đúng như điều em đang nói, như lòng anh hằng nghĩ từ lúc gặp lại em, dù chỉ là qua tiếng nói…
Im lặng một chút, Thu thở nhẹ:
- Nguy hiểm quá. Anh này, anh có nghĩ là mình đã lớn, đã già rồi không?
- Chưa già, nhưng đã hết trẻ con.
- Đúng thế. Và người lớn thì phải chín chắn, không có quyền sôi nổi nữa.
- Nhưng có quyền đôi lúc……bốc đồng.
Thu cười:
- Anh trách khéo em phải không. Quả là em đã quên em một lúc, nên em mới tìm anh. Nhưng bây giờ chúng mình nên quay về với bổn phận, quay về với gia đình. Xin anh…..
- Anh không biết, anh đang nghĩ trong lòng là anh còn thương em, yêu em. Vậy thôi.
- Em biết anh còn yêu em. Không cần anh nói yêu em, chỉ cần nghe giọng anh nói em cũng hiểu là anh còn yêu em. Nhưng em thì…….em không dám yêu anh nữa. Em và anh, chúng ta đều đã có một cuộc đời riêng, xin anh nhớ lại thế. Vậy thì, những lời sau cùng của em truớc khi không còn liên lạc với anh nữa, em xin nói và chỉ nói một lần: “em yêu mối tình đầu, em yêu chồng con em, em kính trọng tình yêu của anh cho em, em mong mỏi anh sung sướng và cảm ơn tất cả những gì anh đã nói với em trong lần gặp gỡ này”.
Ngọc kêu lớn:
- Khoan đã, Thu. Em chờ nghe anh đã chứ?
Giọng Thu nghiêm trang:
- Vâng, em nghe. Và anh đừng làm em sợ.
- Anh xin em, đừng ác thế. Mình sẽ gặp nhau chứ?
- Không được đâu anh.
- Cho anh gặp một lần.
- Không thể được, anh chịu khó nghĩ về những điều em đã nói.
- Anh hứa sẽ không làm em sợ, không làm gì để em phải ân hận hết, chỉ gặp nhau như hai người bạn cũ.
- Em biết rõ anh. Anh lãng mạn hơn cả em.
- Nhé, nhé ?
- Lần này thì anh thua rồi, em nhất quyết thắng anh và thắng em.
Ngọc im lặng một chút:
- Thì thôi vậy. Nhưng anh xin được tiếp tục nói chuyện bằng điện thoại với Thu trong những lần khác nữa.
Thu thở dài:
- Thôi được. em lại thua anh, số điện thoại của em đây. Nhưng đừng gọi cho em, hãy để em gọi lại cho anh thôi. Anh hứa không?
Ngọc dịu dàng:
- Anh hứa.
Giọng Thu đượm khôi hài:
- Anh chỉ đuợc gọi cho em khi em yêu cầu thôi nhé.
- Vâng, thưa cô.
- Bà chứ?
- Thưa bà.
- Cả em nữa. Chỉ khi nào - Thu cười giòn – chúng mình cảm thấy thật phiền muộn, thật bơ vơ … giữa chợ đời thì mới gọi cho nhau để an ủi nhau thôi, nhé anh.
- Bây giờ anh đang bơ vơ giữa chợ đời.
- Lạy chúa tôi. Sao nhanh thế?
- Bậy, em Phật Giáo mà lạm dụng tín ngưỡng thế à?
- Em tin cả hai tôn giáo, vì em…..lắm tội. Thôi nhé, tạm biệt anh.
Ngọc nhổm người trên ghế:
- Chưa, anh chưa nói hết. Anh muốn…
Một tiếng động khô khan ở đầu dây. Ngọc trở về phòng ngủ, nằm lăn ra chiếc giường nhỏ. Cuộc gặp gỡ người tình cũ, mối tình đầu, dù chỉ là qua điện thoại, như một ly rượu nhiều men làm say tâm hồn Ngọc. Trong phút giây, Ngọc thấy mình trẻ lại, nhỏ đi và tràn ắp bồng bột nao nức của tuổi mười bảy năm xưa. Một hôm nào đó, lá thư tình viết dài 50 trang giấy học trò đã được gửi đi để đón lại cánh thư ưng thuận chỉ vỏn vẹn đôi dòng. Lời ngắn nhưng ý thật dài, thật bao la làm Ngọc bàng hoàng sung sướng. Tình yêu. Tình yêu. Thực rất thực. mơ thật mơ. Trong đời cả hai người tình yêu lần đầu dấy lên rực rỡ hơn ngọn lửa cháy bùng trên đám cỏ khô. Và bây giờ, mười bốn năm sau, ngọn lửa ấy lại bùng trở lại, đưa Ngọc vào cơn mê bải hoải vì sung sướng.
- ANH CỨ TƯỞNG KHÔNG BAO GIỜ EM CHỊU GẶP ANH.
Nắng nhạt, mây xanh, gió nhẹ, trời tình tứ. Bấy nhiêu đó thật đẹp, nhưng không đẹp bằng ánh mắt người thiếu phụ nửa chừng xuân. Thu ngước nhìn lên, đầu tựa trên vai Ngọc, một cánh tay trần choàng ngang lưng chàng, đôi môi nhỏ, xinh, hồng chúm chím cười với chàng, không đáp.
Ngọc nói vào trong gió:
- Anh cứ tưởng không bao giờ được nhìn thấy em nữa cả. Anh cứ tưởng chỉ là mơ thôi.
Thu thì thầm:
- Em đang mơ.
- Không phải, em. Chúng mình đang sống thực, chúng mình đang ở cạnh nhau.
Hai người bước chậm rãi trên lối nhỏ đầy xác lá và vỏ trái khô trong rừng cao su rợp mát. Buổi chiều vắng xe, loáng thoáng mươi cặp tình nhân bên những gốc cây già, mải mê tình tự.
Thu, tươi mát trong chiếc áo sơ mi màu vàng nhạt và quần xì gà nâu đậm, núp gọn trong cánh tay rắn chắc của người đàn ông ngoài ba mươi. Cánh tay này năm xưa còn non dại, không đủ sức giữ chặt tình yêu nên tình theo gió mà đi. Bây giờ, vẫn cánh tay ấy, mạnh mẽ và tham lam muốn ép chặt mối tình si muộn màng vào thân thể không rời.
Hai nguời dìu nhau trên lối vắng. Thời gian và không gian ngừng lại, mây không trôi, nắng chẳng tắt và gió triền miên không dứt, Ngọc say sưa trong hương thơm mái tóc người đàn bà có chồng và đã ba con nhưng còn đầy xuân sắc, mê mải với mối tình bùng lên như bão lốc. Không còn gì cản ngăn được hai người tìm đến nhau.
Ngọc ngồi xuống, dựa vào một thân cây, kéo Thu mềm mại. Ngọc cúi đầu, đặt lên môi người tình một nụ hôn.
Thu nói:
- Ngày xưa anh đâu dám gan thế này.
- Nên anh đã mất em.
- Anh không mất, vì chưa bao giờ anh có.
Ngọc nhìn sâu vào mắt người tình, trong sáng, vô tư và tươi vui như ánh mắt người con gái mười lăm độ trước.
Ngọc cúi xuống, gọi khẽ:
- Thu.
- Dạ
Tiếng dạ thật ngoan. Vẫn ngoan như thuở nào.
- Anh yêu em.
Ngọc cúi thấp hơn nữa. Rèm mi rủ xuống, Thu như ngủ. Ngọc hôn đắm đuối, hôn nghiến ngấu khát khao. Bất chợt Ngọc thấy lòng sung sướng lạ lùng, vòng tay quấn quýt trên cổ, trên vai chàng càng lúc càng siết chặt. Hai người yêu nhau quên cả đất trời, quên cả cảnh huống của riêng mình.
Thu nằm nhìn lên ngọn cây cao, nắng chỉ còn là màu vàng nhạt trên lá non, chỉ còn là loáng thoáng ánh sáng rực rỡ trên lớp vỏ sù sì của thân cây sạm mốc. Có một chút gì bâng khuâng, có một chút gì tư lự trong ánh mắt nàng thì phải.
Ngọc đặt ngón tay trỏ lên trán nàng, vẽ những đường vô nghĩa trên khuôn mặt người yêu.
- Em nghĩ gì đó?
- Chúng mình đều phạm tội.
- Ngoại tình?
Thu gật đầu. Ngọc cười nho nhỏ:
- Mình gặp nhau, yêu nhau trước khi họ đến trong đời mình.
Thu nằm im. Ngọc tiếp:
- Hình như mình không thiếu bổn phận với họ. Chưa từng thiếu.
Thu lắc lắc nhẹ mái tóc:
- Em có lỗi ngay từ khi em nghĩ đến anh, em phạm tội ngay từ lúc em bước ra khỏi cửa. Anh làm em ân hận mất rồi.
Ngọc cúi xuống ôm choàng lấy người thiếu phụ, kêu lên buồn bã :
- Xin em , xin em . Hãy dành cho anh một chỗ trong lòng ….
Thu lặng lẽ trong tay Ngọc, không có thêm một giới hạn nào trong tư thế ấy. Ngọc bỗng sợ . Thu , em nghĩ gì đó ? Em có nghe anh không ? Em có còn chút nào là của anh không?
Ngọc đỡ Thu ngồi dậy. Mái tóc rối loà xòa vương theo vài mảnh lá khô. Ngọc gượng nhẹ những ngón tay nhặt gỡ .
- Anh cho em về.
Nhìn trong ánh mắt nàng Ngọc cảm thấy không còn chút gì dành cho chàng nữa cả. Một ngôi nhà mù mờ xa lạ , một người đàn ông , những đứa trẻ con , Ngọc nhìn thấy trong đôi mắt đó .
Chàng im lặng đứng lên , kéo tay Thu .Hai người trở ra lối cũ .Chiếc xe trở mũi quay về . Khi chia tay Ngọc thấy Thu nhìn chàng thật lâu. Và Thu nói :
- Em mong rằng đây chỉ là một giấc mơ.
Rồi Thu quay lưng, lẫn vào đám đông . Thu đã đi, đã là đám đông xa lạ ấy . Ngọc thở dài . Chỉ là một giấc mơ.
CHỈ LÀ MỘT GIẤC MƠ, CHỈ LÀ NHỮNG GÌ KHÔNG THẬT. Bên ngoài, trời dã tối đen, ánh điện vàng vọt ở ngoài hiên hắt vào cho Ngọc ý niệm thời gian . Mình vừa qua một giấc mơ dài hạnh phúc. Hạnh phúc ấy thật mong manh, như đã mong manh một lần từ mười bốn năm xưa . Ngọc ngồi dậy tìm chai nước , dốc lên miệng, những hớp nước mát làm lòng chàng dịu lại. Bỗng bâng khuâng mất mát. Bỗng xa vắng, buồn tênh. Ngọc cầm bao thuốc lá ra hiên, ngồi bệt xuống thềm . Trong bóng đêm, những hàng đèn nhấp nháy cuối phi đạo mù mờ không rõ rệt . Ngọc sờ vai, thấy lòng mình trăm nhớ ngàn thương một bóng hình xa thật là xa .
NGÀY HÔM SAU. NGỌC NHẤC ỐNG NÓI và vội vã quay một hàng số xa lạ . Tiếng chuông reo máy bận và đầu dây một giọng Nam lai Bắc trong trẻo cất lên :
- Ngân hàng …. Tôi xin nghe .
Ngọc run run cảm động :
- Tôi xin gặp bà Thu.
Một phút lặng im . Giọng đầu dây bên kia thật thản nhiên :
- Thưa ông bà Thu nghỉ phép .
- Bao giờ bà Thu đi làm ạ ?
- Thưa, ngày mai.
- Cám ơn… cô.
- Không có chi .
Ngọc buông ống nghe . Tiếng nói ấy sao quen quá .
NGÀY HÔM SAU NGỌC LẠI QUAY SỐ CŨ . Vẫn giọng nói hôm qua . Ngọc nao nức :
- Tôi xin gặp bà Thu .
- Dạ bà Thu đi phép , một tuần .
Một tuần qua . Ngọc gọi lại , giong nói ấy trả lời :
- Bà Thu …
- Bà Thu đi phép một tháng, phải không bà Thu? Bà Thu nghỉ làm việc luôn phải không bà Thu ? Còn gì nữa, nói đi !
Ngọc bực tức to giọng. Giọng đầu dây vẫn thản nhiên:
- Xin lỗi ông, tôi không hiểu …
- Tôi biết cô là… bà Thu. Anh biết là em mà .
Người đầu dây im lặng rồi quả quyết :
- Thưa ông , ông lầm số.
Tiếng máy cúp khô khan. Ngọc thẫn thờ nhìn ra cửa sổ. Làm sao hiểu được nàng, người đàn bà ấy, người con gái năm xưa ấy. Ngày ấy, khi yêu nhau, nàng luôn luôn là người thua cuộc. Nàng luôn luôn khuất phục trước ý muốn của chàng. Chỉ biết khóc, biết cười chịu đựng .
Nhưng bây giờ nàng cương quyết như một lần chàng đã bỏ ra đi, vững chắc hơn cả ngọn núi. Nàng đang làm gì, nghĩ gì ở đầu dây bên ấy?
NGỌC KHÔNG CÒN QUAY LẠI SỐ ĐÓ LẦN NÀO. Chàng cố quên như quên đi một giấc mơ. Hãy để cho Thu yên , hãy để cho Thu khỏi ân hận. Đừng làm Thu sợ. Ngọc luôn luôn tự nhắc nhở mình như thế. Cơn háo hức được gặp lại người tình xưa lắng dần như những hạt bụi trong ly nước đầy. Ngày ấy khi ta yêu nhau thì tất cả đều quan trọng nhưng bây giờ chẳng có gì đáng nói .Vì tất cả đều đi theo dòng số mệnh của riêng mình, không ràng buộc được nhau và không còn gì của nhau nữa hết .
Những ngày phép đã hết , những ngày nhàn rỗi cũng qua đi, Ngọc bắt đầu bận rộn bởi những chuyến bay công tác. Chiều nay khi vừa trở về tới phi đoàn người lính trực gọi chàng:
- Trung uý . Trưa nay có bà nào gọi, hẹn sáu giờ sẽ kêu lại.
Ngọc định hỏi, nhưng lại thôi. Người lính này mới đổi về hẳn là không biết gì . Chàng vào phòng , ngồi cạnh chiếc điện thoại, lòng xôn xao tựa một cơn mưa lũ vừa đổ xuống vườn cây .
MỘT GIỌNG NÓI QUEN THUỘC CẤT LÊN :
- Alô. Anh phải không?
Ngọc thở ra một hơi dài:
- Ừ , anh đây.
Người đàn bà nũng nịu:
- Nè bồ. Bộ bồ giận tôi luôn đấy hở?
Ngọc lặng yên , nàng tiếp:
- Anh định bỏ em héo hon ở Sài Gòn hay sao thế ?
Giọng nói đầy thương yêu , nhung nhớ :
- Anh hết giận em chưa? Em xin lỗi, đừng giận nữa nhé .
Lòng Ngọc lắng xuống êm đềm. Hạnh phúc của tôi đây, đó là thực tại của tôi . Thôi, bỏ hết, nên sống với những gì đang có .
“ Có thể hạnh phúc gia đình không sôi nổi , không xôn xao tâm hồn bằng hạnh phúc của mối tình đầu , nhưng thắm thiết và thâm sâu hơn nhiều ”
“Em yêu mối tình đầu, em yêu chồng con em , em kính trọng tình yêu của anh cho em, em mong mỏi anh được sung sướng …”
Thu đã nói thế , muốn thế . Và bây giờ anh thực sự thấm thía những lời nói của em. Anh trở về với bổn phận, với hạnh phúc của anh đây .
Ngọc trả lời vợ :
- Ừ , anh đâu có giận Thủy .Chiều mai anh sẽ trở về Sài Gòn với em .
Ngọc nhận ra giọng mình tràn đầy âu yếm. Chàng lắng nghe tiếng cười ròn rã của Thủy, lắng nghe những lời nhớ nhung tha thiết của “người đàn bà trẻ con”. Khi Thủy vừa cúp máy Ngọc nhìn ra sân theo thói quen .Nắng dịu dàng và gió đùa ngọn cỏ úa hiu hiu. Ngọc như thấy Thủy xinh xắn yêu kiều hiện ra giữa lối đi dẫn vào cổng phi trường, tươi cười vói chồng . Ngọc mỉm cười với nàng, chúm môi gửi vợ một nụ hôn. Và thì thầm với Thu, ở một chỗ nào thật gần mà cũng thật xa xôi:
- Vĩnh biệt em, ngày ấy không còn nữa!
- Trung Úy vô sớm vậy?
Ngọc gật đầu mệt mỏi:
- Ừ, có chút việc
Và bước vào phòng Phi Đoàn Trưởng. Ông Trung Tá đi vắng, chỉ có Đại Úy Hoàng, Phi Đoàn Phó ngồi xem báo. Ngọc chào:
- Đại Úy. Nghe nói Đại Úy sắp “máng lon” Thiếu Tá?
Ông Phi Đoàn Phó mỉm cười:
- Ừ, moa cũng được tin vậy. Chắc từ đầu tháng tới.
- Chúc mừng Thiếu Tá trước.
- Cám ơn bạn. Hình như bạn còn mấy ngày phép nữa cơ mà.
- Dạ, có chút việc, tôi trở xuống đây. Đại Uý có cuốn sách nào đọc được cho mượn vài hôm.
Đại Úy Hoàng mở ngăn kéo:
- Vài cuốn truyện dịch, đọc giải trí.
Ngọc đỡ lấy, cám ơn và đứng lên:
- Xin phép Đại Úy, tôi về phòng nghỉ một chút. Đi đường bị nắng, nhức đầu quá.
Ra khỏi phòng Ngọc gặp người Hạ Sỹ Quan nhìn chàng cười ranh mãnh:
- Mấy hôm nay có điện thoại hỏi Trung Úy hoài.
Ngọc ngạc nhiên:
- Ai vậy?
- Một cô người Bắc, giọng dễ thương lắm.
Ngọc bối rối. Ai thế nhỉ? Từ ngày đổi về đây, trừ vợ chàng từ Sài gòn gọi xuống, Ngọc không hẹn với ai hay cho ai biết nơi chàng làm việc. Gần một năm qua, Ngọc gần như cắt mọi liên hệ với nếp sống cũ bay bướm ăn chơi. Từ khi lấy vợ, Ngọc tách rời mọi người con gái quen biết, cố tránh phiền toái có thể xảy ra vì tính Thủy hay giận hờn trẻ con, nhiều lúc đến khó chịu.
Chàng hỏi lại người Hạ sĩ quan từng chi tiết. Anh ta cười cười:
- Tôi không dám nói Trung Úy đi phép, sợ Trung Uý …" trục trặc kỹ thuật” với đào hay bà xã. Tôi bảo là Trung Úy đi công tác vài ngày. Hôm qua cô ấy kêu lần thứ ba rồi đó. Chắc bữa nay lại kêu nữa.
- Cô ấy hỏi gì về tôi không?
- Có, Hỏi Trung Úy đã về chưa, có đi Sài gòn mỗi tuần hay chỉ về cuối tháng, bà xã có xuống đây chơi luôn không? Tôi chỉ nói lơ mơ không rõ rệt.
Ngọc nhếch môi cười, khen xã giao:
- Cảm ơn bạn. Bạn tốt lắm, nếu có điện thoại bạn kêu dùm tôi nhé, ở bên phòng ngủ.
Ngọc bước ra hành lang. Trời nắng như đổ lửa, hơi nóng bốc lên hừng hực trên mặt phi đạo vắng. Vài chiếc vận tải và trực thăng nằm lặng lẽ trong ánh nắng chói chang. Phi trường buồn tênh, cơn gió nhẹ lùa phất phơ đám cỏ úa vàng bên hông tòa nhà, cạnh những vòng kẽm gai phòng thủ bám đầy giấy vụn và rác rưởi. Cái thế giới thu hẹp này như im ngủ, như mê thiếp trong buổi chiều mùa khô, uể oải và mỏi mệt.
Ngọc mở vòi nước mát, hứng vài vốc úp lên mặt, lắng nghe tiếng róc rách rơi xuống nền xi măng. Sự dễ chịu hiếm hoi quá, Ngọc mặc cho nước văng ướt ống quần và đôi giầy, tiếp tục vỗ nước vào hai má.
Có tiếng người gọi:
- Trung Úy, Trung Úy.
Ngọc quay lại, Người Hạ sỹ quan đứng trước phòng trực vẫy vẫy:
- Điện thoại.
Ngọc bước đến vội vàng. Hắn tiếp:
- Cô hôm qua.
Ngọc gật đầu, áp ống nói lên tai. Một giọng con gái Bắc thanh tao và thật mát:
- Thưa, anh Ngọc đấy ạ?
- Vâng, tôi nghe.
Giọng nói đầu dây bên kia hơi ngập ngừng:
- Anh… Trung Úy có nhận ra tôi không?
Ngọc cố moi óc. Ai thế nhỉ. Một giọng nói lạ, nhưng vương vấn một chút xíu nào đó quen thuộc trong cách hỏi. Ngọc gợi thêm:
- Chịu . Cô cho biết tên chứ ?
Có tiếng cười nhẹ:
- Anh thực không nhận ra sao ?
- Hơi quen quen , hay đúng hơn là đã từng nghe qua một thời gian nào đó, nhưng tôi chưa nghĩ ra.
- Cũng không cần thiết . Tôi gọi cho anh , cốt nghe lại giọng nói của anh và hỏi thăm vài chuyện .
- Cô cho biết gặp tôi ở đâu đã nào?
- Tôi đã thưa với anh là điều đó không cần thiết lắm . Xin anh cho tôi hỏi thăm . Anh vẫn mạnh ?
Ngọc cười thành tiếng :
- Vâng , thưa cô . Tôi vẫn mạnh nên mới đứng đây hầu chuyện cô được chứ.
- Tôi vụng quá. Anh còn ở đường Chi Lăng không ạ ?
- A, sao cô biết địa chỉ nhà tôi ? Nhưng nay tôi đã dọn đi nơi khác.
- Tôi cũng đoán thế . Chắc anh ở nhà riêng , vì ở Chi Lăng là nhà của cụ bà phải không anh ?
- Cô làm tôi ngạc nhiên .
Người con gái cười khúc khích :
- Chưa hết . Tôi còn biết rất nhiều về anh . Cô Loan vẫn đi học hay đi làm rồi anh Ngọc ?
Càng lúc Ngọc càng băn khoăn nghĩ ngợi:
- Em tôi vừa ra trường dạy học ở Sài Gòn .
Người con gái reo lên :
- Làm cô giáo, thích nhỉ ? Cụ bà vẫn mạnh chứ anh ?
- Cụ tôi mất đã ba năm nay .
- Tôi xin lỗi , và xin chia buồn với anh.
Ngọc làm ra vẻ bực dọc :
- Tôi cũng xin lỗi cô. Xưa nay tôi không thích nói chuyện với người nào mà tôi không biết là ai.
Giọng người con gái chứa đựng chút bâng khuâng:
- Có cần thiết đâu anh? Vì tôi chỉ nói chuyện với anh một lần này, và tôi không còn dám làm phiền anh lần nữa.
Ngọc bắt gặp trong câu nói ấy vài âm điệu quen thuộc. Thứ âm thanh pha trộn chút giọng Nam. Ngọc bỗng reo lên:
- A cô bé này phá quá. Tôi biết cô là ai rồi.
Cô gái cười ròn rã:
- Ai nào?
- Cúc phải không? Cúc Thị Nghè chứ gì, giả giọng Bắc chọc anh hoài.
Tiếng cười vẫn tiếp, nhưng thoáng chút chế diễu:
- Rất tiếc. Tôi không phải là cô Cúc nào đó của anh. Anh vẫn bận rộn vì các cô lắm nhỉ.
Ngọc lại rơi vào mù mờ băn khoăn. Cô nhỏ nào thế?
Lúc này thì Ngọc bực mình thật sự:
- Rất tiếc không thể tiếp tục nói chuyện với cô được nữa, dù cô có thể là người quen cũ. Tôi không thích bị đùa.
- Anh vẫn còn mau giận hờn dữ. Tôi chỉ định gặp anh một lần qua điện thoại để nghe lại giọng nói của anh thôi. Tôi vẫn nhận ra được tiếng nói của anh, vẫn thấy quen thuộc như ngày ấy. Nhưng anh thật tệ, chẳng còn nhận ra tôi.
Ngọc kêu lên, đầy bứt rứt:
- Cô là ai thế?
Giọng nói chứa chan êm ái:
- Anh cố nhớ xem. Một người bạn cũ, quen từ mười bốn năm trước.
Ngọc kêu thầm: trời đất, mười bốn năm. Mười bốn năm qua, người con gái này hẳn không còn là…….con gái. Một người đàn bà, có chồng, con. Ai vậy? và trở lại thời gian của mười bốn năm xưa, cô gái ấy là ai? Lúc đó mình có biết bao nhiêu bạn gái, có cả mấy người tình đã qua trong tuổi học trò.
Ngọc cười ngượng nghịu:
- Xin cô. Cô đừng hành tôi nữa, làm sao nhớ được khi đã xa cách quá lâu.
Giọng nói đầy hờn mát:
- Tôi vẫn nhớ tới anh.
Và người con gái ấy (hay người đàn bà ấy) nói thật khẽ, thật chậm, như luồng gió nhẹ thổi qua ngọn cây non, phải lắng nghe, phải chú ý mới hiểu được:
- Mười bốn năm trước, anh có người bạn gái nào thật……”đặc biệt” không nhỉ?
Ngọc rùng mình. người bạn gái đặc biệt, người yêu, phải không? Có, vài người nữa, trong chuyện tình tuổi trẻ của tôi. Tôi đã yêu rồi mất, rồi xa. Tôi vẫn nhớ họ, hồi tưởng ra được họ, vẫn nhớ được giọng nói họ tuy không còn rõ rệt, không còn đậm nét. Nhưng ít ra, phải có chút quen thuộc nào để tôi nghĩ cô là một trong những người ấy chứ. Không, hoàn toàn tôi không nhận ra, dù có thấy vấn vương trong đó vài âm hưởng quen quen. Nhưng cô không phải là Thu, phải không? Không thể. Vì Thu đã có chồng, có con. Tôi từng được nghe về Thu qua những người quen biết cũ. Hạnh phúc lắm nữa. Cô cũng không phải là Mỹ Lan, Mỹ Lan giọng Bắc kiêu kỳ, còn giọng cô vui tươi hiền hậu, pha chút giọng Nam chân thật. Cô là ai?
Ngọc thở một hơi dài:
- Tôi vẫn không đoán được. Không dám đoán.
- Nhưng anh không có người bạn đặc biệt nào của mười bốn năm trước sao anh?
Không hiểu vì lẽ gì, Ngọc đã trả lời:
- Có. Có chứ. Cô ấy tên Thu, đã có chồng và đang ở rất xa tôi.
Im lặng một lúc. Hai phút, ba phút gì đó. Nhưng lại dài như một ngày, một tháng, một năm. Bỗng nhiên, Ngọc nghe giọng người con gái cất lên, run run:
- Anh ạ. Tôi đang ở rất gần anh………..
Ngọc rùng mình liên tiếp. Ngọc thấy lạnh sống lưng. Ngọc thấy tim như ngừng đập, và thoáng trong giây phút ngắn ngủi, chàng cảm nhận một nỗi sung sướng pha lẫn đớn đau ùa ập vào sâu thẳm tâm hồn, nghiền nát tâm can. Chàng thảng thốt kêu lên:
- Thu. Em đấy ư?
Người con gái, không, người đàn bà có chồng, có con, nói nhẹ và đứt quãng. Nàng như đang tột cùng trong cơn xúc động.
- Vâng, anh đã nhận ra….?
Ngọc rơi mình trong chiếc ghế bành rộng, tiếng nói lạc đi:
- Thu, em đấy ư? Có thật là em không?
Người đàn bà không trả lời, và chàng nghe tiếng lách cách nho nhỏ ở đầu dây bên kia. Nàng đang làm một việc gì đó, đặt ống nói xuống bàn, hay đang đổi tay cầm, hoặc….nàng đang xúc động và thấy chiếc ống nói nặng nề trên tay, như chàng lúc này?
Tình yêu. Tình yêu ơi. Tình yêu của mười bốn năm qua bừng bừng sống dậy, cháy rực lửa, nóng như than hồng làm Ngọc tê dại toàn thân. Chàng thì thầm vào máy:
- Thu ơi. Thu có biết anh xúc động đến chừng nào? Toàn thân anh đang rã rời và sung sướng đến chết lặng…
Thu cười, những âm thanh tươi vui rạng rỡ:
- Còn người ta đang lạnh toát cả chân tay đây này...
Ngọc rùng mình lần nữa. Câu nói vô cùng quen thuộc của Thu ngày xưa, mỗi khi Ngọc làm nàng cảm động. Người ta đang lạnh toát cả chân tay đây này. Cô gái miền Nam, cựu nữ sinh Marie Curie, lại yêu thích giọng Bắc và học hỏi những lối nói chuyện “đầy Bắc Kỳ” giống không thể chê được. Dạ, vâng, thế ạ, giời ơi, phỉ phui, chỉ nói dại…Nàng còn chút âm hưởng giọng Nam, nhưng nếu không biết trước Thu người Nam thì không thể nào ngờ được.
Tự nhiên Ngọc bật lên cười. cười thật dài, thật ròn rã, sung sướng, sảng khoái. Hẳn Thu đã “nhìn” thấy được Ngọc lúc đó giống hệt ngày xưa, nên Thu hỏi:
- Cười gì thế ông?
Lại một câu quen thuộc cũ. Ngọc thủ thỉ:
- Anh sung sướng
Thu lặng im. Ngọc nói như rít lên giữa hai hàm răng:
- Thu, em có đủ thời giờ nghe anh nói không?
- Anh nói đi.
- Anh đang sung sướng. Không khi nào, không bao giờ anh nghĩ được mình sẽ tái ngộ nhau trong trường hợp thế này. Nên khi nghe em hỏi về “cô bạn gái đặc biệt”, anh có nhớ tới em, nhưng không dám nghĩ là em, vậy mà đó là sự thật.
Thu vui vẻ :
- Anh biết không . Em chỉ định nghe lại tiếng nói của anh một lần thôi, mãi mãi không bao giờ còn gọi lại … và không cho anh biết em là ai nếu tự anh không nhớ …
- Nhưng em đã thua anh phải không ?
- Em vẫn mãi mãi thua anh , như ngày xưa em toàn phải khóc vì anh.
Ngọc thấy nóng bừng hai tai , hai má ,hai mí mắt . Chút nào rưng rưng dâng nhẹ trong lòng mắt , biến thành đôi giọt long lanh cảm động.
- Nghe anh nói đã nào Thu . Để anh nói đã rồi sau đó tới lượt em . Hãy nghe anh nói về anh đã …
Ngọc kể lể. Niềm thương nỗi nhớ, sự thất vọng tột cùng khi hai đứa mất nhau. Tình yêu bừng bừng sống lại, trong phút chốc Ngọc quên đi hoàn cảnh thực tế của mình, quên cả người vợ trẻ ở Sài Gòn Ngọc vừa xa sau một cơn hờn giận của nàng.
Ngọc miên man nói và Thu miên man nghe, đến nỗi Ngọc giật mình tưởng rằng Thu không còn ngồi đấy nghe nữa .
- Thu , Thu …em còn nghe anh đó không ?
Tiếng Thu êm ái :
- Em đang nghe anh nói .
- Ừ, anh đang nói. Trời ơi, Thu làm sao biết được anh nghĩ gì lúc này. Giá mà Thu nhìn thấy anh lúc này, ngồi trước mặt anh lúc này để hiểu được anh …
- Em hiểu được, thấy được anh lúc này qua tâm trạng em đây anh.
Ngọc run rẩy :
- Mười bốn năm qua rồi em nhỉ . Mau quá, anh đã già, ba mươi mốt tuổi còn gì.
- Em hai mươi chín, anh nhớ không ?
- Ừ. Mối tình đầu của chúng mình, tình thơ dại hết sức nhưng đậm đà quá thể .
Tiếng Thu cười bên đó . Ngọc kêu khẽ :
- Em cười gì vậy ?
- Em nhớ lại hồi đó . Quá là trẻ con, nhưng thơ mộng vô cùng .
Ngọc buông trôi. Những buổi chiều vàng trong quá khứ trở lại, những buổi tối , những buổi trưa ngày cũ hiện về trong ký ức . Những ngày có nhau , âu yếm và hạnh phúc tột cùng .Tình yêu đã tràn đầy những bài thơ của Ngọc đăng trên báo, trong các chương trình thơ văn của đài phát thanh . Lời ca ngợi tình yêu năm xưa sao mà đầy, mà dài đến vậy. Những nụ hôn vụng trộm , những vòng tay ôm ấp vội vã , những lời tỏ tình trẻ con , ngây ngô nhưng cảm động. Tất cả trở về dồn dập như thác lũ , như cơn lốc trước một lần mưa .
Và Ngọc lại tiếp tục kể lể , với những câu bắt đầu là :
- Em còn nhớ không em …
- Thu còn nhớ không ?
- Thu còn nhớ chứ ?
Và lần nào Thu cũng trả lời :
- Em nhớ …
Cho đến một lúc , Thu nói :
- Anh còn nhớ tất cả, vậy mà em tưởng anh đã quên.
Ngọc kêu lên :
- Sao em lại nghĩ về anh như thế ? Làm sao người ta quên được mối tình đầu trong đòi .
Thu cười :
- Nhưng anh đã không nhận ra em ?
- Mình xa nhau mười một mười hai năm rồi còn gì, em nhận ra vì em cố ý , còn anh thì bất ngờ …
- Và vì anh có quá nhiều người quen nên không thể nhớ hết , phải không ?
- Trêu anh nữa.
- Thật đấychứ ?
- Anh giận em bây giờ.
- Đừng. Mình không còn là ngày xưa đâu anh .
Ngọc chợt buồn . Đúng thế . Đâu còn là ngày xưa thơ dại của mối tình đầu thơ ngây . Ngày ấy , khi ta yêu nhau thì ta có tất cả . Nhưng bây giờ ta chẳng là gì của nhau nên mất hết, chỉ còn lại chút dư hương …
Thu chợt hỏi :
- Bây giờ tới phiên em nói chứ ?
- Ừ , anh nghe em.
- Em đổi về tỉnh này gần ba tháng nay.
- Em làm gì thế ?
- Một trong những ngân hàng trong thành phố. Anh đừng tìm hiểu thêm , để em nói đã . Một buổi chiều em đứng trước cửa sổ nhìn ra đường và bất chợt thấy một người lái vespa vụt ngang. Em giật mình, người ấy mặc bộ đồ không quân , và giống anh lạ .
- Em trở vào làm việc , băn khoăn mãi .Một lần khác , em lại gặp người đó trong hiệu ăn .Nghe tiếng cười em nhìn vào gương đối diện và bắt găp anh ở bàn gần đấy . Đúng là anh . Nhưng em đi cùng gia đình , cùng chồng em, con em nên không thể làm gì khác hơn là ngồi thật im, thật nhỏ bé trên chiếc ghế. Em lắng nghe để tìm lại tiếng nói quen thuộc, nhưng chỉ bắt gặp vài lần giọng anh cười cùng các bạn, và anh nói ít quá, nhỏ quá. Chỉ nghe các bạn gọi tên anh. Em ra về với chồng, với con nhưng lòng em hình như quẩn quanh ở đó .
Nhiều lần sau này em còn nhìn thấy anh, trên đường tới sở. Bỏ chút thời giờ, em “điều tra” ra đơn vị anh không mấy khó.
Không phải bây giờ em còn mơ tưởng tưởng tới anh. Nhưng đúng như anh nói, làm sao người ta quên được mối tình đầu, làm sao quên được tiếng yêu lần đầu tiên từ người tình thứ nhất. nó khắc sâu, nó hằn nét trên tâm hồn không bao giờ xoá được, phải không anh. Trừ khi mình chết đi. Một điều nữa, em cảm động vì tình yêu của anh dành cho em. Khi xa nhau rồi em vẫn vô tình và cố ý theo dõi hoạt động của anh qua các bài thơ, các chương trình thi ca nhắc nhở đến anh. Em biết anh viết về em trong đó, em cảm động vô chừng trước tấm tình đậm đà anh dành cho em. Và em tự nhủ: mối tình này đẹp quá, đó là tình cao thượng, trong sạch và thiêng liêng của buổi đầu đời thơ mộng. Nên em đã thất bại với chính em, thất bại với anh như em từng chịu thua anh từ trước đến sau, chưa thắng được một lần. Em đã gọi cho anh…
- Ồ, em….
- Em chỉ tự chủ được một điều: em nhớ là em có chồng, có con và em yêu chồng con em. Nên Ngọc ơi, đừng làm gì cho em phải hối hận.
Ngọc lặng người như ngã vào băng giá. Tôi quên mất, tôi lơ đễnh mất. Tôi xa rời thực tế quá mất rồi. Mười bốn năm đã qua đi, mười lăm và mười bảy tuổi của xa xưa, chứ không phải của bây giờ. Bây giờ là hai mươi chín và ba mươi mốt, của những gì đã tan vỡ, đã già nua, đã lỡ dở. Lỡ dở như sự học của chàng, để rồi chuyển từ quân trường Thủ Đức sang Không Quân sau một khoá học dài, rồi lại tiếp tục lỡ dở sau những ngày chắp vá đủ mọi mặt.
Ngọc thở dài:
- Anh biết, anh nhớ bổn phận của của anh.
- Anh có gia đình rồi, phải không anh?
- Như em.
- Anh có con chưa?
- Một cháu.
- Em đã ba đứa, chúng nó ngoan lắm anh ạ. Và giống bố. Em nghĩ em hạnh phúc.
Ngọc cười gượng gạo:
- Anh tin thế.
Giọng Thu vui tươi:
- Em cũng tin anh yêu chị, yêu cháu. Hạnh phúc gia đình không sôi nổi, không xôn xao bằng mối tình đầu, nhưng thắm thiết và thâm sâu nhiều hơn anh nhỉ?
- Chắc thế.
- Ô kìa, chắc chắn chứ anh? Sao anh lại không dám cả quyết vậy?
- Không phải thế, nhưng sự thực là anh đang lo lắng lúc này.
- Lo gì, anh?
- Lo rằng anh không giữ được đúng như điều em đang nói, như lòng anh hằng nghĩ từ lúc gặp lại em, dù chỉ là qua tiếng nói…
Im lặng một chút, Thu thở nhẹ:
- Nguy hiểm quá. Anh này, anh có nghĩ là mình đã lớn, đã già rồi không?
- Chưa già, nhưng đã hết trẻ con.
- Đúng thế. Và người lớn thì phải chín chắn, không có quyền sôi nổi nữa.
- Nhưng có quyền đôi lúc……bốc đồng.
Thu cười:
- Anh trách khéo em phải không. Quả là em đã quên em một lúc, nên em mới tìm anh. Nhưng bây giờ chúng mình nên quay về với bổn phận, quay về với gia đình. Xin anh…..
- Anh không biết, anh đang nghĩ trong lòng là anh còn thương em, yêu em. Vậy thôi.
- Em biết anh còn yêu em. Không cần anh nói yêu em, chỉ cần nghe giọng anh nói em cũng hiểu là anh còn yêu em. Nhưng em thì…….em không dám yêu anh nữa. Em và anh, chúng ta đều đã có một cuộc đời riêng, xin anh nhớ lại thế. Vậy thì, những lời sau cùng của em truớc khi không còn liên lạc với anh nữa, em xin nói và chỉ nói một lần: “em yêu mối tình đầu, em yêu chồng con em, em kính trọng tình yêu của anh cho em, em mong mỏi anh sung sướng và cảm ơn tất cả những gì anh đã nói với em trong lần gặp gỡ này”.
Ngọc kêu lớn:
- Khoan đã, Thu. Em chờ nghe anh đã chứ?
Giọng Thu nghiêm trang:
- Vâng, em nghe. Và anh đừng làm em sợ.
- Anh xin em, đừng ác thế. Mình sẽ gặp nhau chứ?
- Không được đâu anh.
- Cho anh gặp một lần.
- Không thể được, anh chịu khó nghĩ về những điều em đã nói.
- Anh hứa sẽ không làm em sợ, không làm gì để em phải ân hận hết, chỉ gặp nhau như hai người bạn cũ.
- Em biết rõ anh. Anh lãng mạn hơn cả em.
- Nhé, nhé ?
- Lần này thì anh thua rồi, em nhất quyết thắng anh và thắng em.
Ngọc im lặng một chút:
- Thì thôi vậy. Nhưng anh xin được tiếp tục nói chuyện bằng điện thoại với Thu trong những lần khác nữa.
Thu thở dài:
- Thôi được. em lại thua anh, số điện thoại của em đây. Nhưng đừng gọi cho em, hãy để em gọi lại cho anh thôi. Anh hứa không?
Ngọc dịu dàng:
- Anh hứa.
Giọng Thu đượm khôi hài:
- Anh chỉ đuợc gọi cho em khi em yêu cầu thôi nhé.
- Vâng, thưa cô.
- Bà chứ?
- Thưa bà.
- Cả em nữa. Chỉ khi nào - Thu cười giòn – chúng mình cảm thấy thật phiền muộn, thật bơ vơ … giữa chợ đời thì mới gọi cho nhau để an ủi nhau thôi, nhé anh.
- Bây giờ anh đang bơ vơ giữa chợ đời.
- Lạy chúa tôi. Sao nhanh thế?
- Bậy, em Phật Giáo mà lạm dụng tín ngưỡng thế à?
- Em tin cả hai tôn giáo, vì em…..lắm tội. Thôi nhé, tạm biệt anh.
Ngọc nhổm người trên ghế:
- Chưa, anh chưa nói hết. Anh muốn…
Một tiếng động khô khan ở đầu dây. Ngọc trở về phòng ngủ, nằm lăn ra chiếc giường nhỏ. Cuộc gặp gỡ người tình cũ, mối tình đầu, dù chỉ là qua điện thoại, như một ly rượu nhiều men làm say tâm hồn Ngọc. Trong phút giây, Ngọc thấy mình trẻ lại, nhỏ đi và tràn ắp bồng bột nao nức của tuổi mười bảy năm xưa. Một hôm nào đó, lá thư tình viết dài 50 trang giấy học trò đã được gửi đi để đón lại cánh thư ưng thuận chỉ vỏn vẹn đôi dòng. Lời ngắn nhưng ý thật dài, thật bao la làm Ngọc bàng hoàng sung sướng. Tình yêu. Tình yêu. Thực rất thực. mơ thật mơ. Trong đời cả hai người tình yêu lần đầu dấy lên rực rỡ hơn ngọn lửa cháy bùng trên đám cỏ khô. Và bây giờ, mười bốn năm sau, ngọn lửa ấy lại bùng trở lại, đưa Ngọc vào cơn mê bải hoải vì sung sướng.
- ANH CỨ TƯỞNG KHÔNG BAO GIỜ EM CHỊU GẶP ANH.
Nắng nhạt, mây xanh, gió nhẹ, trời tình tứ. Bấy nhiêu đó thật đẹp, nhưng không đẹp bằng ánh mắt người thiếu phụ nửa chừng xuân. Thu ngước nhìn lên, đầu tựa trên vai Ngọc, một cánh tay trần choàng ngang lưng chàng, đôi môi nhỏ, xinh, hồng chúm chím cười với chàng, không đáp.
Ngọc nói vào trong gió:
- Anh cứ tưởng không bao giờ được nhìn thấy em nữa cả. Anh cứ tưởng chỉ là mơ thôi.
Thu thì thầm:
- Em đang mơ.
- Không phải, em. Chúng mình đang sống thực, chúng mình đang ở cạnh nhau.
Hai người bước chậm rãi trên lối nhỏ đầy xác lá và vỏ trái khô trong rừng cao su rợp mát. Buổi chiều vắng xe, loáng thoáng mươi cặp tình nhân bên những gốc cây già, mải mê tình tự.
Thu, tươi mát trong chiếc áo sơ mi màu vàng nhạt và quần xì gà nâu đậm, núp gọn trong cánh tay rắn chắc của người đàn ông ngoài ba mươi. Cánh tay này năm xưa còn non dại, không đủ sức giữ chặt tình yêu nên tình theo gió mà đi. Bây giờ, vẫn cánh tay ấy, mạnh mẽ và tham lam muốn ép chặt mối tình si muộn màng vào thân thể không rời.
Hai nguời dìu nhau trên lối vắng. Thời gian và không gian ngừng lại, mây không trôi, nắng chẳng tắt và gió triền miên không dứt, Ngọc say sưa trong hương thơm mái tóc người đàn bà có chồng và đã ba con nhưng còn đầy xuân sắc, mê mải với mối tình bùng lên như bão lốc. Không còn gì cản ngăn được hai người tìm đến nhau.
Ngọc ngồi xuống, dựa vào một thân cây, kéo Thu mềm mại. Ngọc cúi đầu, đặt lên môi người tình một nụ hôn.
Thu nói:
- Ngày xưa anh đâu dám gan thế này.
- Nên anh đã mất em.
- Anh không mất, vì chưa bao giờ anh có.
Ngọc nhìn sâu vào mắt người tình, trong sáng, vô tư và tươi vui như ánh mắt người con gái mười lăm độ trước.
Ngọc cúi xuống, gọi khẽ:
- Thu.
- Dạ
Tiếng dạ thật ngoan. Vẫn ngoan như thuở nào.
- Anh yêu em.
Ngọc cúi thấp hơn nữa. Rèm mi rủ xuống, Thu như ngủ. Ngọc hôn đắm đuối, hôn nghiến ngấu khát khao. Bất chợt Ngọc thấy lòng sung sướng lạ lùng, vòng tay quấn quýt trên cổ, trên vai chàng càng lúc càng siết chặt. Hai người yêu nhau quên cả đất trời, quên cả cảnh huống của riêng mình.
Thu nằm nhìn lên ngọn cây cao, nắng chỉ còn là màu vàng nhạt trên lá non, chỉ còn là loáng thoáng ánh sáng rực rỡ trên lớp vỏ sù sì của thân cây sạm mốc. Có một chút gì bâng khuâng, có một chút gì tư lự trong ánh mắt nàng thì phải.
Ngọc đặt ngón tay trỏ lên trán nàng, vẽ những đường vô nghĩa trên khuôn mặt người yêu.
- Em nghĩ gì đó?
- Chúng mình đều phạm tội.
- Ngoại tình?
Thu gật đầu. Ngọc cười nho nhỏ:
- Mình gặp nhau, yêu nhau trước khi họ đến trong đời mình.
Thu nằm im. Ngọc tiếp:
- Hình như mình không thiếu bổn phận với họ. Chưa từng thiếu.
Thu lắc lắc nhẹ mái tóc:
- Em có lỗi ngay từ khi em nghĩ đến anh, em phạm tội ngay từ lúc em bước ra khỏi cửa. Anh làm em ân hận mất rồi.
Ngọc cúi xuống ôm choàng lấy người thiếu phụ, kêu lên buồn bã :
- Xin em , xin em . Hãy dành cho anh một chỗ trong lòng ….
Thu lặng lẽ trong tay Ngọc, không có thêm một giới hạn nào trong tư thế ấy. Ngọc bỗng sợ . Thu , em nghĩ gì đó ? Em có nghe anh không ? Em có còn chút nào là của anh không?
Ngọc đỡ Thu ngồi dậy. Mái tóc rối loà xòa vương theo vài mảnh lá khô. Ngọc gượng nhẹ những ngón tay nhặt gỡ .
- Anh cho em về.
Nhìn trong ánh mắt nàng Ngọc cảm thấy không còn chút gì dành cho chàng nữa cả. Một ngôi nhà mù mờ xa lạ , một người đàn ông , những đứa trẻ con , Ngọc nhìn thấy trong đôi mắt đó .
Chàng im lặng đứng lên , kéo tay Thu .Hai người trở ra lối cũ .Chiếc xe trở mũi quay về . Khi chia tay Ngọc thấy Thu nhìn chàng thật lâu. Và Thu nói :
- Em mong rằng đây chỉ là một giấc mơ.
Rồi Thu quay lưng, lẫn vào đám đông . Thu đã đi, đã là đám đông xa lạ ấy . Ngọc thở dài . Chỉ là một giấc mơ.
CHỈ LÀ MỘT GIẤC MƠ, CHỈ LÀ NHỮNG GÌ KHÔNG THẬT. Bên ngoài, trời dã tối đen, ánh điện vàng vọt ở ngoài hiên hắt vào cho Ngọc ý niệm thời gian . Mình vừa qua một giấc mơ dài hạnh phúc. Hạnh phúc ấy thật mong manh, như đã mong manh một lần từ mười bốn năm xưa . Ngọc ngồi dậy tìm chai nước , dốc lên miệng, những hớp nước mát làm lòng chàng dịu lại. Bỗng bâng khuâng mất mát. Bỗng xa vắng, buồn tênh. Ngọc cầm bao thuốc lá ra hiên, ngồi bệt xuống thềm . Trong bóng đêm, những hàng đèn nhấp nháy cuối phi đạo mù mờ không rõ rệt . Ngọc sờ vai, thấy lòng mình trăm nhớ ngàn thương một bóng hình xa thật là xa .
NGÀY HÔM SAU. NGỌC NHẤC ỐNG NÓI và vội vã quay một hàng số xa lạ . Tiếng chuông reo máy bận và đầu dây một giọng Nam lai Bắc trong trẻo cất lên :
- Ngân hàng …. Tôi xin nghe .
Ngọc run run cảm động :
- Tôi xin gặp bà Thu.
Một phút lặng im . Giọng đầu dây bên kia thật thản nhiên :
- Thưa ông bà Thu nghỉ phép .
- Bao giờ bà Thu đi làm ạ ?
- Thưa, ngày mai.
- Cám ơn… cô.
- Không có chi .
Ngọc buông ống nghe . Tiếng nói ấy sao quen quá .
NGÀY HÔM SAU NGỌC LẠI QUAY SỐ CŨ . Vẫn giọng nói hôm qua . Ngọc nao nức :
- Tôi xin gặp bà Thu .
- Dạ bà Thu đi phép , một tuần .
Một tuần qua . Ngọc gọi lại , giong nói ấy trả lời :
- Bà Thu …
- Bà Thu đi phép một tháng, phải không bà Thu? Bà Thu nghỉ làm việc luôn phải không bà Thu ? Còn gì nữa, nói đi !
Ngọc bực tức to giọng. Giọng đầu dây vẫn thản nhiên:
- Xin lỗi ông, tôi không hiểu …
- Tôi biết cô là… bà Thu. Anh biết là em mà .
Người đầu dây im lặng rồi quả quyết :
- Thưa ông , ông lầm số.
Tiếng máy cúp khô khan. Ngọc thẫn thờ nhìn ra cửa sổ. Làm sao hiểu được nàng, người đàn bà ấy, người con gái năm xưa ấy. Ngày ấy, khi yêu nhau, nàng luôn luôn là người thua cuộc. Nàng luôn luôn khuất phục trước ý muốn của chàng. Chỉ biết khóc, biết cười chịu đựng .
Nhưng bây giờ nàng cương quyết như một lần chàng đã bỏ ra đi, vững chắc hơn cả ngọn núi. Nàng đang làm gì, nghĩ gì ở đầu dây bên ấy?
NGỌC KHÔNG CÒN QUAY LẠI SỐ ĐÓ LẦN NÀO. Chàng cố quên như quên đi một giấc mơ. Hãy để cho Thu yên , hãy để cho Thu khỏi ân hận. Đừng làm Thu sợ. Ngọc luôn luôn tự nhắc nhở mình như thế. Cơn háo hức được gặp lại người tình xưa lắng dần như những hạt bụi trong ly nước đầy. Ngày ấy khi ta yêu nhau thì tất cả đều quan trọng nhưng bây giờ chẳng có gì đáng nói .Vì tất cả đều đi theo dòng số mệnh của riêng mình, không ràng buộc được nhau và không còn gì của nhau nữa hết .
Những ngày phép đã hết , những ngày nhàn rỗi cũng qua đi, Ngọc bắt đầu bận rộn bởi những chuyến bay công tác. Chiều nay khi vừa trở về tới phi đoàn người lính trực gọi chàng:
- Trung uý . Trưa nay có bà nào gọi, hẹn sáu giờ sẽ kêu lại.
Ngọc định hỏi, nhưng lại thôi. Người lính này mới đổi về hẳn là không biết gì . Chàng vào phòng , ngồi cạnh chiếc điện thoại, lòng xôn xao tựa một cơn mưa lũ vừa đổ xuống vườn cây .
MỘT GIỌNG NÓI QUEN THUỘC CẤT LÊN :
- Alô. Anh phải không?
Ngọc thở ra một hơi dài:
- Ừ , anh đây.
Người đàn bà nũng nịu:
- Nè bồ. Bộ bồ giận tôi luôn đấy hở?
Ngọc lặng yên , nàng tiếp:
- Anh định bỏ em héo hon ở Sài Gòn hay sao thế ?
Giọng nói đầy thương yêu , nhung nhớ :
- Anh hết giận em chưa? Em xin lỗi, đừng giận nữa nhé .
Lòng Ngọc lắng xuống êm đềm. Hạnh phúc của tôi đây, đó là thực tại của tôi . Thôi, bỏ hết, nên sống với những gì đang có .
“ Có thể hạnh phúc gia đình không sôi nổi , không xôn xao tâm hồn bằng hạnh phúc của mối tình đầu , nhưng thắm thiết và thâm sâu hơn nhiều ”
“Em yêu mối tình đầu, em yêu chồng con em , em kính trọng tình yêu của anh cho em, em mong mỏi anh được sung sướng …”
Thu đã nói thế , muốn thế . Và bây giờ anh thực sự thấm thía những lời nói của em. Anh trở về với bổn phận, với hạnh phúc của anh đây .
Ngọc trả lời vợ :
- Ừ , anh đâu có giận Thủy .Chiều mai anh sẽ trở về Sài Gòn với em .
Ngọc nhận ra giọng mình tràn đầy âu yếm. Chàng lắng nghe tiếng cười ròn rã của Thủy, lắng nghe những lời nhớ nhung tha thiết của “người đàn bà trẻ con”. Khi Thủy vừa cúp máy Ngọc nhìn ra sân theo thói quen .Nắng dịu dàng và gió đùa ngọn cỏ úa hiu hiu. Ngọc như thấy Thủy xinh xắn yêu kiều hiện ra giữa lối đi dẫn vào cổng phi trường, tươi cười vói chồng . Ngọc mỉm cười với nàng, chúm môi gửi vợ một nụ hôn. Và thì thầm với Thu, ở một chỗ nào thật gần mà cũng thật xa xôi:
- Vĩnh biệt em, ngày ấy không còn nữa!
VÕ HÀ ANH
(Trích Tập Truyện NGÀY ẤY KHI TA YÊU NHAU)
1974
°Tặng Lữu – Toán – Hùng – Khoa
và bạn hữu của tôi
và bạn hữu của tôi
VÕ HÀ ANH
CHIẾC ZEEP LỒNG LÊN NHƯ CON THÚ ĐIÊN, LƯỚT BĂNG BĂNG trên mặt đường đất đầy ổ gà và bụi mù mịt .Hà chỉ tay về phía trước bảo chúng tôi:
- Tới “tiền đồn” của bọn này rồi đó .
Toàn ho lên sù sụ vì bụi cuốn vào trong xe, nhổm người nhìn về phía trước. Không xa lắm, một nóc nhà tôn ở một đầu cẩu cao vọt lên, loáng thoáng bóng người lính gác và cây súng trường. Ở một góc chân cầu, những bao cát quây tròn che Poncho cũng thấy ẩn hiện dăm bóng đồ trận sau họng đại liên với băng đạn dài thật dài .
Tôi mỉm cười :
- Tiền đồn rồi đó .
Người lính đồng hành của Hà đang kiểm soát an toàn mấy khẩu súng mang theo. Tiếng kéo cơ bẩm lách cách. Hà quẹo xe vào con đường nhỏ. Những mái nhà tôn san sát nhau bên trong hai hàng rào kẽm gai kiên cố. Xe chậm lại cho người lính gác mở cổng .
Mọị người nhảy xuống xe, thở phào dễ chịu. Tôi đưa mắt nhìn quanh, quang cảnh này chẳng còn gì xa lạ với tôi, nhưng vẫn làm tôi xúc động nhè nhẹ như bao lần trước . Suốt tám năm trong nghề viết lách tôi đã rất nhiều dịp được viếng thăm hay bất ngờ ghé lại những tiền đồn, có nhiều nơi còn hoang sơ hơn thế này nữa. Từ những đồn lẻ buồn tẻ ở một vùng có “ cái tên rất vô danh” nhưng thơ mộng là An Lạc Thôn ở miền Tây cho đến những cái đồn tả tơi nắng gió không tên gọi ở vùng Nam – Ngãi. Tất cả tiền đồn đều khoác vẻ tạm bợ, nhưng lạ là tồn tại lâu dài một cách ngạo nghễ. Ngạo nghễ như những người ở trong đó, nhiều khi ngạo nghễ đến nỗi một chọi mười, chọi trăm mà vẫn sẵn sàng ăn thua đủ. Thế nên, nhận lời ghé thăm nơi đồn trú của Hà, của Luân tôi cũng dành sẵn cho vùng đất heo hút này ít nhiều tình cảm tốt đẹp.
Tiền đồn nằm trên một vùng đất rộng ven sông. Vùng trách nhiệm trực tiếp là cây cầu và khu dân chúng ở quanh đó. Một con lộ trải nhựa xám nhưng lại nhiều đất đỏ hơn, hun hút chạy về xa. Tất cả mọi sinh hoạt của người trấn thủ đều trong phạm vi rào kẽm gai, có lô cốt bốn bề, đầy nhóc súng ống đạn dược và xe cộ.
Hà đưa chúng tôi đến nơi tắm rửa. Tôi úp mặt vào chậu nước màu hồng nhạt, hăng hăng mùi đất. Tôi bắt gặp mong manh những suy nghĩ đáng yêu, rằng mình đang mang thân đi làm người lính thú. Và tôi tự nhủ rằng mình sẽ viết về họ với những cái gì khác hơn đã viết từ trước tới giờ. Những cái gì khác hơn, ý tôi muốn nói là những cái gì trung thực, sống động và ý nghĩa hơn, người hơn.
Những người tự cho là mình đã viết thì đã viết nhiều về lính, nhất là lính tiền đồn. Trong đó, các cá nhân hay tập thể nhân vật được thần thánh hoá, anh hùng hóa. Hay ít ra, cũng được họ mô tả bằng một vẻ “ thơ mộng không thể được” những sinh hoạt của lính chiến đấu. Tôi nghĩ tất cả họ đều thiếu thực tế và gần gũi.
Tôi nằm dài ra giường Hà, đọc cuốn báo của Luân trao. Số tưởng niệm Y Uyên, người lính viết chiến đấu ở tiền đồn Nora. Toàn nằm nghe nhạc ở chiếc Transistor nhỏ. Bên ngoài buổi chiều xuống chậm theo nhịp kiểng gõ ở đồn canh, theo hơi lạnh mơ hồ luồn trong gió heo may trên đầu cỏ úa vàng.
Hà lấy xe đưa mọi người đi ăn cơm chiều. Chiếc Jeep chở đầy người lại ngất ngưởng leo lên cầu tiến về quán cóc ở đầu cầu bên kia. Tôi đứng một lúc trước quán, lòng chợt buồn và lạnh. Con đường xám mờ hai đầu đều hun hút chạy về xa. Thỉnh thoảng có tiếng đại bác xé gió bay đi. Những “ người lính” đi bách bộ hai bên đường gần cầu, giết thì giờ của ngày tàn, chờ một ngày mới tương tự. Tất cả mọi người đều có vẻ thản nhiên, lặng lẽ và câm nín. Họ ghé ngồi lại những sạp hàng bán vặt cạnh những ngọn đèn lồng. Những trái cóc, trái bần, ô môi… Những chai rượu trắng và những con cá khô. Những thứ đó để tiêu khiển cho tuổi thanh xuân trong thời giặc giã.
Tôi chạnh nhớ tới Khoa, thằng bạn “ thư sinh” của Sài Gòn của tôi. Và lá thư của nó, từ một tiền đồn tôi chưa đến gửi về. Nó mô tả nơi trú đóng như một vùng đất bị bỏ quên, lên dốc lên đồi và cát trắng luồn trong gió. Tôi thấy thương nó lạ, và phục nó, không có gì mới lạ bất ngờ, ngày qua ngày đối với người trấn thủ ngoài những cuộc hành quân, ngoài những lần đụng địch. Tất cả quay cuồng trong một cơn lốc, số mệnh người này lệ thuộc số mệnh của những người kia. Mà cũng là không liên quan gì hết.
Luân đang réo gọi tôi ở trong quán . Bữa cơm là những tô lớn đựng đầy mì khô đổ nước sôi, thêm chút tiêu ớt và vài cọng hành cắt nhỏ. Ăn vội vàng vì đói, nhưng những thứ dằn bụng này cũng chẳng làm no được bao lâu.
Khách từ xa đến được đón tiếp nồng hậu. Hai két la-de, hai chai vang ( Hà mua từ tỉnh lỵ buổi chiều) dĩa tôm khô củ kiệu (của Ông Tá tặng những người từ xa đến) và mấy con khô mực nướng. Men rượu khiến tôi lâng lâng, nóng trong đầu nhưng lại lạnh toàn thân. Bạn bè Hà ghé lại mấy người, nhập cuộc vui. Nhìn từng khuôn mặt, tôi có thể tưởng tượng ra sự hiện diện của họ ở nơi này, dù không có gì lạ. Vào giữa cuộc “lai rai” lại thêm khách mới: hai vợ chồng một người “lính sĩ quan” đi uống nước. Hà kéo họ vào cuộc chung vui. Tôi lặng lẽ ngồi quan sát người đàn bà, khuôn mặt bình thản bên ánh nến. Bất chợt tôi có một liên tưởng.
Tôi liên tưởng đến những người con gái ở thành phố. Những người con gái tôi không quen, những cô bạn tôi, những em, cháu gái tôi và người yêu tôi. Và số tuổi của họ. Thời buổi làm họ khôn sớm hơn, người lớn hơn. Nhưng sự thơ ngây và lãng mạn vẫn còn giữ họ lại ở lĩnh vực trẻ con, trên vài khía cạnh. Tôi bắt gặp nhan nhản những tư tưởng của họ về những khía cạnh ấy qua những lời họ nói, những diễn đạt trong thơ, văn và cả thư từ. Họ đang đi tìm thần tượng, ở những người lính chiến. Và khi có đối tượng, đối tượng ấy là một người khác với tất cả những người khác. Với họ, anh lính chiến thương yêu của riêng họ thì đẹp trai, hào hoa phong nhã, khác người – không giống ai – và đầy đủ đức tính lãng mạn. Phương tiện tô điểm thì có trăng sao, chiếc nón sắt gối đầu, chếc poncho trùm vọng gác, bông hoa rừng cài áo…và nhiều thứ khác mà họ “ nhìn thấy rồi tả lại” dù chưa một lần trông thấy.
Không bao giờ họ biết đến hoặc chấp nhận những sự kiện trái ngược dù đó là sự thực. Ở bất cứ tiền đồn nào thì anh lính chiến phong nhã hào hoa cũng trở thành tầm thường vì ngoại cảnh. Và lính tiền đồn cũng chẳng ai mong mỏi mọi người thần thánh hoá con người của họ. Những người lính miền xa tôi đã gặp bao năm qua ở khắp nơi và bây giờ ở đây đã bảo cho tôi biết như thế. Và tôi đón nhận ý nghĩ đó một cách chân thành. Vì sự khác người, sự cao quý của họ mà các cô mãi mãi điểm tô cho dù không phải là điều các cô đã nghĩ. Chính là sự tầm thường tôi đã thấy. Là khuôn mặt đen đủi vì nắng gió, là chân tay gân guốc chai cằn phong sương, là quần áo dơ bẩn vì mồ hôi và đất bụi, là những miếng ăn hớp uống cần no không cần sạch. Chính cái xấu trai, dơ bẩn, đen đủi ấy là sự cao quý khác người của lính chiến và nên ca tụng. Vì nhờ những “ cái ấy” mà cuộc sống của những nơi gọi là hậu phương mới có gương mặt nhởn nhơ, êm ấm.
Nhưng tôi thấy buồn và muốn trách móc những người con gái, em, cháu và cả người yêu tôi nữa. Rồi tôi lại thấy tội nghiệp cho sự trẻ con của họ. Những săn sóc ga lăng, những lịch sự kiểu cách, những tán tỉnh êm ái, những đỏm dáng bề ngoài là động lực lôi cuốn họ. Những cá tính dị biệt là nguyên nhân khiến cặp mắt và trái tim người con gái khẳng định ngôi vị thần tượng cho người họ lựa chọn. Họ nhìn, họ tìm thứ đó nơi bọn “thư sinh” ở thành phố, rồi gán ép, mang khoác luôn cho người lính chiến chinh. Một thằng bạn bộ binh bảo tôi về sự kiện ấy, một cách châm biếm:
- Tội nghiệp cho chúng tôi. Xin cho tôi… xin cho tôi bình yên. Nhờ các cô…tý!
TÔI NHÌN HAI VỢ CHỒNG NGƯỜI NHẬP CUỘC sau chót . Ông chồng vui vẻ cười luôn miệng và bà vợ mủm mỉm cười theo. Tôi quan sát thật lâu người phụ nữ duy nhất trong cuộc vui. Bà ta còn trẻ lắm, đen ngăm ngăm và có vẻ mệt mỏi nhưng vẫn nhẹ nhàng, gọn. Cái gì đã thúc đẩy người đàn bà đó theo chồng đến chốn này, cam phận một cách vui vẻ và tình nguyện? Những nguy hiểm, tẻ chán không có nghĩa lý gì với người đàn bà ấy, với những người đàn bà vợ lính tôi thoáng thấy đi lại trong trại lúc ban chiều? Tôi nghĩ ai ai cũng sẵn sàng dành cảm tình cho những người đàn bà như vậy.
Mọi người pha trò, và xúm vào chuốc rượu ông chồng. Bà vợ chỉ mỉm cười lặng lẽ. Tôi nhớ đến một câu chuyện hơi khiếm nhã, nhưng ca tụng ý nghĩa về tình đằm thắm vợ chồng mà tôi đã đọc trong một cuốn báo nào đó. Tôi kể cho mọi người nghe, sau khi đã xin lỗi người đàn bà. Ông chồng có vẻ “chịu” câu chuyện lắm, cười ha hả và âu yếm nhìn bà vợ đang cúi đầu cười khẽ. Tôi chỉ muốn gián tiếp bày tỏ lòng cảm mến đối với những người đàn bà, trước mặt tôi là một trong những người đó, lúc nào cũng sẵn sàng tình nguyện rời xa thành phố, rời xa những cuộc vui để đến những chốn này. Họ đáng được chồng con yêu thương nhiều hơn hết. Hơn một lần trong đời họ, họ có thể tự hào rằng đã sống đã chia sẻ với chồng những gian lao ở một nơi tiêu biểu nhất: Tiền đồn ! Và họ cũng đến để chia sẻ những ‘xấu giai” đen đủi, bẩn thỉu với chồng một cách tự nhiên.
Bóng tối đã tràn ngập từ lâu. Không còn nhìn rõ mặt người. Gió lạnh nhè nhẹ thổi từ mạn sông. Mọi người lục tục trở về nơi “tổ ấm”. Ông chồng đứng lên từ kiếu rồi âu yếm nắm tay vợ ra về.
Nhìn theo họ - những con người tầm thường cao quý – tôi lại bị những ý nghĩ loanh quanh ám ảnh. Tôi bỗng có những so sánh lẩm cẩm, những khó chịu vu vơ. Bạn, em , cháu và ngay cả người yêu tôi nữa hẳn là nhiều lần ước mơ tình yêu tuyệt đích. Và cả tôi nữa, cũng đã nhiều lần viết truyện tán dương những mối tình đẹp như thơ ( mà không cần nghĩ nhằm muïc đích gì). Bây giờ tôi thấy tội nghiệp cho tất cả. Và cho cả tôi nữa. Những người con gái ấy quá trẻ con, chắc chắn chẳng bao giờ biết đến hoặc chấp nhận những cái tầm thường nhưng cao quý đó là thần tượng trên bước đường đuổi theo tình ái. Tầm thường đến mức độ tận cùng, và càng tận cùng tầm thường thì càng tận cùng cao quý. Như hình ảnh người đàn bà trong phim Helga trên bàn đẻ. Trần truồng, nhớp nhúa mồ hôi, máu me. Tiếng rên rặn đẻ. Đứa bé bầy nhầy ra chường mặt với đời. Những tầm thường tận mức đó đã khiến thiên chức người đàn bà đẻ ấy được nâng lên tột cùng cao quý. Xứng đáng được hưởng bàn tay âu yếm, ánh mắt biết ơn và chiếc hôn nồng nàn của người chồng sau đấy. Đâu là những người đàn ông, đàn bà đã biết đến và chấp nhận những sự tầm thường thiêng liêng đó?
KHÔNG CÒN MỘT CHIẾC XE NÀO qua lại trên đường, ngoại trừ chiếc xe đưa chúng tôi về trại. Lại một “ bữa tiệc nhậu thu hẹp” được bày ra với xoài tượng chấm mắm ruốc và mấy hộp Chicken Noodle. Hà cởi trần, mặc quần ngắn, cặm cụi ngồi gọt vỏ xoài. Tôi bắt gặp trên mặt Hà, Luân, Toàn và những người quanh đó những vùng bóng tối già nua. Luân nằm áp mặt vào gối, nhắm mắt. Không khí im lặng ngột ngạt. Tôi ngồi nhìn vẩn vơ những khuôn mặt đó mà nghĩ vẩn vơ đến những khuôn mặt khác. Ngày còn đi học tôi đã có nhiều bạn bè. Lớn lên đi làm, đi viết lách tôi lại giao du với nhiều thằng bạn khác. Có những thằng chơi từ thuở bắn bi, đánh đáo. Có những thằng mới quen. Tất cả những đứa đó bây giờ đi bao nhiêu ngả. Thằng làm quan lớn, thằng làm binh bét. Thằng lấy vợ giàu, thằng nghèo đỏ đít. Không thằng nào giống thằng nào. Nhưng có một điều tôi và chúng nó cùng giống nhau, là cùng nhớ và cùng ngậm ngùi buồn bã khi đựơc tin một vài thằng bạn vừa nằm xuống, ở một nơi nào đó. Buổi trưa khi xe chạy ngang Bình Chánh, Toàn bảo mà như hỏi:
- Thằng Quảng chết ở đây nhỉ?
- Ừ, đánh xáp lá cà, bị lụi vào bụng thì phải.
Tôi trả lời Toàn vậy, trong lúc nghĩ tới tập thơ Mắt Cỏ của Quảng. Ngày in ra, gặp tôi trong Rex, nó bảo sẽ gởi tặng tôi một cuốn và nhờ chạy vài quảng cáo trên báo. Rồi thoáng chốc, nó vĩnh viễn ra đi. Như một giấc mơ. Tôi bỗng có ý nghĩ ví von, khoảng cách từ hậu tuyến đến tiền đồn không phải được đo lường bằng khoảng cách cây số. Mà bằng cái chớp mắt của mọi người. Chớp mắt, một kẻ nằm xuống, một người thân ra đi. Chớp mắt, một sự hiện diện bị bôi mờ vĩnh viễn. Và chớp mắt, buông xuôi tất cả. Kể cả tình yêu trên tay.
Tôi lại cảm thấy ngột ngạt. Tôi muốn làm một cái gì đó cho bớt buồn nản. Luân nằm im như ngủ. Hà gọi mọi người lại ăn, nhưng Luân vẫn nằm im. Tôi lấy miếng vỏ xoài chấm mắm ruốc rồi bất ngờ dí vào mũi Luân. Nó vùng dậy như bị rắn mổ, chạy vội ra lu nước la om sòm. Trò chơi này gây được vài phút vui rồi lại về im lặng.
Tôi tự hỏi sao mọi người có thể sống như thế ngày này qua ngày khác. Tôi bỗng thán phục họ, thán phục những thằng bạn tôi ở khắp nơi. Trong Không, Lục và Hải quân..Tôi nghĩ tới Khoa ở vùng I, Hùng sân bay vùng 2 và thằng bạn mới ra trường Đà Lạt, bị bắn sẻ chết ở một nơi ven sông vùng 4. Sự hiện diện của chúng nó, cũng như sự biến mất không mấy ai biết đến. Trừ những thằng bạn có một lúc nào nghĩ nhớ đến nhau, như tôi bây giờ. Cuộc sống của chúng nó ồn ào hoặc lặng lẽ nhưng rốt cuộc cũng chỉ là để lấp vào khoảng trống trong cuộc đời chiến binh. Như Khoa, chiều chiều ngồi vắt vẻo trên thiết giáp chạy luồn trong bụi đỏ mà thấy mình như…” ông quan ngày xưa đi tuần thú phương Nam”. Ngày rời Sài gòn tôi có giới thiệu cho nó vài cô bé Sài Gòn, ngoan và xinh xinh. Nó lỡ hẹn, và chẳng biết bây giờ nghĩ gì. Hùng vẫn cứ kéo dài mấy cuộc du hí lăng nhăng. Luân lấy vợ rồi để ở Sài gòn. Toàn nửa muốn cưới đứa con gái thương nó nửa không. Còn Tiến. Ở Cái Răng, Cái Môi gì đó - gần Bắc Mỹ Thuận - thỉnh thoảng được về Sài gòn thì hết đến nhà nọ nhà kia lại đến kiếm tôi rủ đi Đêm Màu Hồng nghe Thái Thanh hát Nỗi Lòng. Một tối đi chơi là hết tiền lương để dành, hai đứa kiếm nhà bạn ngủ, cả đêm nằm nghe nhau nói cảm nghĩ về cuộc đời, về tình yêu, về con gái. Rồi nó lại ra đi, mang theo cùng với nỗi lòng của người ở lại, và ngược lại, với tôi.
Ăn nhậu vớ vẩn thế mà cũng tới nửa khuya. Toàn ngủ lại với Luân. Tôi theo Hà sang ngủ nhờ bên cạnh. Nơi ngủ chật hẹp làm trong hầm trú ẩn vừa nóng vừa bí. Hà bỏ đi tắm, tôi nằm một mình trong bóng tối. Mọi chuyện, mọi hình ảnh trở về rồi đi như cơn gió lốc; thỉnh thoảng vẫn tiếng đại bác xé gió bay đi. Tôi nghĩ đến “ một cái chớp mắt”. Bỗng chốc tôi thấy bạn bè tôi - hầu hết đều ở tiền đồn - gần gũi tôi hơn tất cả, và tôi thương yêu chúng nó. Mơ hồ, quanh quẩn bên chúng nó là những hình ảnh đàn bà đen và xấu nhưng nụ cười cao quý và đáng yêu quá sức. Một hình ảnh khác, hình ảnh ngưòi yêu, lại đến với tôi mơ hồ như bóng mây lãng đãng. Tôi cố nhớ nhưng thấy càng lúc càng xa. Rồi xa quá sức.
- Tới “tiền đồn” của bọn này rồi đó .
Toàn ho lên sù sụ vì bụi cuốn vào trong xe, nhổm người nhìn về phía trước. Không xa lắm, một nóc nhà tôn ở một đầu cẩu cao vọt lên, loáng thoáng bóng người lính gác và cây súng trường. Ở một góc chân cầu, những bao cát quây tròn che Poncho cũng thấy ẩn hiện dăm bóng đồ trận sau họng đại liên với băng đạn dài thật dài .
Tôi mỉm cười :
- Tiền đồn rồi đó .
Người lính đồng hành của Hà đang kiểm soát an toàn mấy khẩu súng mang theo. Tiếng kéo cơ bẩm lách cách. Hà quẹo xe vào con đường nhỏ. Những mái nhà tôn san sát nhau bên trong hai hàng rào kẽm gai kiên cố. Xe chậm lại cho người lính gác mở cổng .
Mọị người nhảy xuống xe, thở phào dễ chịu. Tôi đưa mắt nhìn quanh, quang cảnh này chẳng còn gì xa lạ với tôi, nhưng vẫn làm tôi xúc động nhè nhẹ như bao lần trước . Suốt tám năm trong nghề viết lách tôi đã rất nhiều dịp được viếng thăm hay bất ngờ ghé lại những tiền đồn, có nhiều nơi còn hoang sơ hơn thế này nữa. Từ những đồn lẻ buồn tẻ ở một vùng có “ cái tên rất vô danh” nhưng thơ mộng là An Lạc Thôn ở miền Tây cho đến những cái đồn tả tơi nắng gió không tên gọi ở vùng Nam – Ngãi. Tất cả tiền đồn đều khoác vẻ tạm bợ, nhưng lạ là tồn tại lâu dài một cách ngạo nghễ. Ngạo nghễ như những người ở trong đó, nhiều khi ngạo nghễ đến nỗi một chọi mười, chọi trăm mà vẫn sẵn sàng ăn thua đủ. Thế nên, nhận lời ghé thăm nơi đồn trú của Hà, của Luân tôi cũng dành sẵn cho vùng đất heo hút này ít nhiều tình cảm tốt đẹp.
Tiền đồn nằm trên một vùng đất rộng ven sông. Vùng trách nhiệm trực tiếp là cây cầu và khu dân chúng ở quanh đó. Một con lộ trải nhựa xám nhưng lại nhiều đất đỏ hơn, hun hút chạy về xa. Tất cả mọi sinh hoạt của người trấn thủ đều trong phạm vi rào kẽm gai, có lô cốt bốn bề, đầy nhóc súng ống đạn dược và xe cộ.
Hà đưa chúng tôi đến nơi tắm rửa. Tôi úp mặt vào chậu nước màu hồng nhạt, hăng hăng mùi đất. Tôi bắt gặp mong manh những suy nghĩ đáng yêu, rằng mình đang mang thân đi làm người lính thú. Và tôi tự nhủ rằng mình sẽ viết về họ với những cái gì khác hơn đã viết từ trước tới giờ. Những cái gì khác hơn, ý tôi muốn nói là những cái gì trung thực, sống động và ý nghĩa hơn, người hơn.
Những người tự cho là mình đã viết thì đã viết nhiều về lính, nhất là lính tiền đồn. Trong đó, các cá nhân hay tập thể nhân vật được thần thánh hoá, anh hùng hóa. Hay ít ra, cũng được họ mô tả bằng một vẻ “ thơ mộng không thể được” những sinh hoạt của lính chiến đấu. Tôi nghĩ tất cả họ đều thiếu thực tế và gần gũi.
Tôi nằm dài ra giường Hà, đọc cuốn báo của Luân trao. Số tưởng niệm Y Uyên, người lính viết chiến đấu ở tiền đồn Nora. Toàn nằm nghe nhạc ở chiếc Transistor nhỏ. Bên ngoài buổi chiều xuống chậm theo nhịp kiểng gõ ở đồn canh, theo hơi lạnh mơ hồ luồn trong gió heo may trên đầu cỏ úa vàng.
Hà lấy xe đưa mọi người đi ăn cơm chiều. Chiếc Jeep chở đầy người lại ngất ngưởng leo lên cầu tiến về quán cóc ở đầu cầu bên kia. Tôi đứng một lúc trước quán, lòng chợt buồn và lạnh. Con đường xám mờ hai đầu đều hun hút chạy về xa. Thỉnh thoảng có tiếng đại bác xé gió bay đi. Những “ người lính” đi bách bộ hai bên đường gần cầu, giết thì giờ của ngày tàn, chờ một ngày mới tương tự. Tất cả mọi người đều có vẻ thản nhiên, lặng lẽ và câm nín. Họ ghé ngồi lại những sạp hàng bán vặt cạnh những ngọn đèn lồng. Những trái cóc, trái bần, ô môi… Những chai rượu trắng và những con cá khô. Những thứ đó để tiêu khiển cho tuổi thanh xuân trong thời giặc giã.
Tôi chạnh nhớ tới Khoa, thằng bạn “ thư sinh” của Sài Gòn của tôi. Và lá thư của nó, từ một tiền đồn tôi chưa đến gửi về. Nó mô tả nơi trú đóng như một vùng đất bị bỏ quên, lên dốc lên đồi và cát trắng luồn trong gió. Tôi thấy thương nó lạ, và phục nó, không có gì mới lạ bất ngờ, ngày qua ngày đối với người trấn thủ ngoài những cuộc hành quân, ngoài những lần đụng địch. Tất cả quay cuồng trong một cơn lốc, số mệnh người này lệ thuộc số mệnh của những người kia. Mà cũng là không liên quan gì hết.
Luân đang réo gọi tôi ở trong quán . Bữa cơm là những tô lớn đựng đầy mì khô đổ nước sôi, thêm chút tiêu ớt và vài cọng hành cắt nhỏ. Ăn vội vàng vì đói, nhưng những thứ dằn bụng này cũng chẳng làm no được bao lâu.
Khách từ xa đến được đón tiếp nồng hậu. Hai két la-de, hai chai vang ( Hà mua từ tỉnh lỵ buổi chiều) dĩa tôm khô củ kiệu (của Ông Tá tặng những người từ xa đến) và mấy con khô mực nướng. Men rượu khiến tôi lâng lâng, nóng trong đầu nhưng lại lạnh toàn thân. Bạn bè Hà ghé lại mấy người, nhập cuộc vui. Nhìn từng khuôn mặt, tôi có thể tưởng tượng ra sự hiện diện của họ ở nơi này, dù không có gì lạ. Vào giữa cuộc “lai rai” lại thêm khách mới: hai vợ chồng một người “lính sĩ quan” đi uống nước. Hà kéo họ vào cuộc chung vui. Tôi lặng lẽ ngồi quan sát người đàn bà, khuôn mặt bình thản bên ánh nến. Bất chợt tôi có một liên tưởng.
Tôi liên tưởng đến những người con gái ở thành phố. Những người con gái tôi không quen, những cô bạn tôi, những em, cháu gái tôi và người yêu tôi. Và số tuổi của họ. Thời buổi làm họ khôn sớm hơn, người lớn hơn. Nhưng sự thơ ngây và lãng mạn vẫn còn giữ họ lại ở lĩnh vực trẻ con, trên vài khía cạnh. Tôi bắt gặp nhan nhản những tư tưởng của họ về những khía cạnh ấy qua những lời họ nói, những diễn đạt trong thơ, văn và cả thư từ. Họ đang đi tìm thần tượng, ở những người lính chiến. Và khi có đối tượng, đối tượng ấy là một người khác với tất cả những người khác. Với họ, anh lính chiến thương yêu của riêng họ thì đẹp trai, hào hoa phong nhã, khác người – không giống ai – và đầy đủ đức tính lãng mạn. Phương tiện tô điểm thì có trăng sao, chiếc nón sắt gối đầu, chếc poncho trùm vọng gác, bông hoa rừng cài áo…và nhiều thứ khác mà họ “ nhìn thấy rồi tả lại” dù chưa một lần trông thấy.
Không bao giờ họ biết đến hoặc chấp nhận những sự kiện trái ngược dù đó là sự thực. Ở bất cứ tiền đồn nào thì anh lính chiến phong nhã hào hoa cũng trở thành tầm thường vì ngoại cảnh. Và lính tiền đồn cũng chẳng ai mong mỏi mọi người thần thánh hoá con người của họ. Những người lính miền xa tôi đã gặp bao năm qua ở khắp nơi và bây giờ ở đây đã bảo cho tôi biết như thế. Và tôi đón nhận ý nghĩ đó một cách chân thành. Vì sự khác người, sự cao quý của họ mà các cô mãi mãi điểm tô cho dù không phải là điều các cô đã nghĩ. Chính là sự tầm thường tôi đã thấy. Là khuôn mặt đen đủi vì nắng gió, là chân tay gân guốc chai cằn phong sương, là quần áo dơ bẩn vì mồ hôi và đất bụi, là những miếng ăn hớp uống cần no không cần sạch. Chính cái xấu trai, dơ bẩn, đen đủi ấy là sự cao quý khác người của lính chiến và nên ca tụng. Vì nhờ những “ cái ấy” mà cuộc sống của những nơi gọi là hậu phương mới có gương mặt nhởn nhơ, êm ấm.
Nhưng tôi thấy buồn và muốn trách móc những người con gái, em, cháu và cả người yêu tôi nữa. Rồi tôi lại thấy tội nghiệp cho sự trẻ con của họ. Những săn sóc ga lăng, những lịch sự kiểu cách, những tán tỉnh êm ái, những đỏm dáng bề ngoài là động lực lôi cuốn họ. Những cá tính dị biệt là nguyên nhân khiến cặp mắt và trái tim người con gái khẳng định ngôi vị thần tượng cho người họ lựa chọn. Họ nhìn, họ tìm thứ đó nơi bọn “thư sinh” ở thành phố, rồi gán ép, mang khoác luôn cho người lính chiến chinh. Một thằng bạn bộ binh bảo tôi về sự kiện ấy, một cách châm biếm:
- Tội nghiệp cho chúng tôi. Xin cho tôi… xin cho tôi bình yên. Nhờ các cô…tý!
TÔI NHÌN HAI VỢ CHỒNG NGƯỜI NHẬP CUỘC sau chót . Ông chồng vui vẻ cười luôn miệng và bà vợ mủm mỉm cười theo. Tôi quan sát thật lâu người phụ nữ duy nhất trong cuộc vui. Bà ta còn trẻ lắm, đen ngăm ngăm và có vẻ mệt mỏi nhưng vẫn nhẹ nhàng, gọn. Cái gì đã thúc đẩy người đàn bà đó theo chồng đến chốn này, cam phận một cách vui vẻ và tình nguyện? Những nguy hiểm, tẻ chán không có nghĩa lý gì với người đàn bà ấy, với những người đàn bà vợ lính tôi thoáng thấy đi lại trong trại lúc ban chiều? Tôi nghĩ ai ai cũng sẵn sàng dành cảm tình cho những người đàn bà như vậy.
Mọi người pha trò, và xúm vào chuốc rượu ông chồng. Bà vợ chỉ mỉm cười lặng lẽ. Tôi nhớ đến một câu chuyện hơi khiếm nhã, nhưng ca tụng ý nghĩa về tình đằm thắm vợ chồng mà tôi đã đọc trong một cuốn báo nào đó. Tôi kể cho mọi người nghe, sau khi đã xin lỗi người đàn bà. Ông chồng có vẻ “chịu” câu chuyện lắm, cười ha hả và âu yếm nhìn bà vợ đang cúi đầu cười khẽ. Tôi chỉ muốn gián tiếp bày tỏ lòng cảm mến đối với những người đàn bà, trước mặt tôi là một trong những người đó, lúc nào cũng sẵn sàng tình nguyện rời xa thành phố, rời xa những cuộc vui để đến những chốn này. Họ đáng được chồng con yêu thương nhiều hơn hết. Hơn một lần trong đời họ, họ có thể tự hào rằng đã sống đã chia sẻ với chồng những gian lao ở một nơi tiêu biểu nhất: Tiền đồn ! Và họ cũng đến để chia sẻ những ‘xấu giai” đen đủi, bẩn thỉu với chồng một cách tự nhiên.
Bóng tối đã tràn ngập từ lâu. Không còn nhìn rõ mặt người. Gió lạnh nhè nhẹ thổi từ mạn sông. Mọi người lục tục trở về nơi “tổ ấm”. Ông chồng đứng lên từ kiếu rồi âu yếm nắm tay vợ ra về.
Nhìn theo họ - những con người tầm thường cao quý – tôi lại bị những ý nghĩ loanh quanh ám ảnh. Tôi bỗng có những so sánh lẩm cẩm, những khó chịu vu vơ. Bạn, em , cháu và ngay cả người yêu tôi nữa hẳn là nhiều lần ước mơ tình yêu tuyệt đích. Và cả tôi nữa, cũng đã nhiều lần viết truyện tán dương những mối tình đẹp như thơ ( mà không cần nghĩ nhằm muïc đích gì). Bây giờ tôi thấy tội nghiệp cho tất cả. Và cho cả tôi nữa. Những người con gái ấy quá trẻ con, chắc chắn chẳng bao giờ biết đến hoặc chấp nhận những cái tầm thường nhưng cao quý đó là thần tượng trên bước đường đuổi theo tình ái. Tầm thường đến mức độ tận cùng, và càng tận cùng tầm thường thì càng tận cùng cao quý. Như hình ảnh người đàn bà trong phim Helga trên bàn đẻ. Trần truồng, nhớp nhúa mồ hôi, máu me. Tiếng rên rặn đẻ. Đứa bé bầy nhầy ra chường mặt với đời. Những tầm thường tận mức đó đã khiến thiên chức người đàn bà đẻ ấy được nâng lên tột cùng cao quý. Xứng đáng được hưởng bàn tay âu yếm, ánh mắt biết ơn và chiếc hôn nồng nàn của người chồng sau đấy. Đâu là những người đàn ông, đàn bà đã biết đến và chấp nhận những sự tầm thường thiêng liêng đó?
KHÔNG CÒN MỘT CHIẾC XE NÀO qua lại trên đường, ngoại trừ chiếc xe đưa chúng tôi về trại. Lại một “ bữa tiệc nhậu thu hẹp” được bày ra với xoài tượng chấm mắm ruốc và mấy hộp Chicken Noodle. Hà cởi trần, mặc quần ngắn, cặm cụi ngồi gọt vỏ xoài. Tôi bắt gặp trên mặt Hà, Luân, Toàn và những người quanh đó những vùng bóng tối già nua. Luân nằm áp mặt vào gối, nhắm mắt. Không khí im lặng ngột ngạt. Tôi ngồi nhìn vẩn vơ những khuôn mặt đó mà nghĩ vẩn vơ đến những khuôn mặt khác. Ngày còn đi học tôi đã có nhiều bạn bè. Lớn lên đi làm, đi viết lách tôi lại giao du với nhiều thằng bạn khác. Có những thằng chơi từ thuở bắn bi, đánh đáo. Có những thằng mới quen. Tất cả những đứa đó bây giờ đi bao nhiêu ngả. Thằng làm quan lớn, thằng làm binh bét. Thằng lấy vợ giàu, thằng nghèo đỏ đít. Không thằng nào giống thằng nào. Nhưng có một điều tôi và chúng nó cùng giống nhau, là cùng nhớ và cùng ngậm ngùi buồn bã khi đựơc tin một vài thằng bạn vừa nằm xuống, ở một nơi nào đó. Buổi trưa khi xe chạy ngang Bình Chánh, Toàn bảo mà như hỏi:
- Thằng Quảng chết ở đây nhỉ?
- Ừ, đánh xáp lá cà, bị lụi vào bụng thì phải.
Tôi trả lời Toàn vậy, trong lúc nghĩ tới tập thơ Mắt Cỏ của Quảng. Ngày in ra, gặp tôi trong Rex, nó bảo sẽ gởi tặng tôi một cuốn và nhờ chạy vài quảng cáo trên báo. Rồi thoáng chốc, nó vĩnh viễn ra đi. Như một giấc mơ. Tôi bỗng có ý nghĩ ví von, khoảng cách từ hậu tuyến đến tiền đồn không phải được đo lường bằng khoảng cách cây số. Mà bằng cái chớp mắt của mọi người. Chớp mắt, một kẻ nằm xuống, một người thân ra đi. Chớp mắt, một sự hiện diện bị bôi mờ vĩnh viễn. Và chớp mắt, buông xuôi tất cả. Kể cả tình yêu trên tay.
Tôi lại cảm thấy ngột ngạt. Tôi muốn làm một cái gì đó cho bớt buồn nản. Luân nằm im như ngủ. Hà gọi mọi người lại ăn, nhưng Luân vẫn nằm im. Tôi lấy miếng vỏ xoài chấm mắm ruốc rồi bất ngờ dí vào mũi Luân. Nó vùng dậy như bị rắn mổ, chạy vội ra lu nước la om sòm. Trò chơi này gây được vài phút vui rồi lại về im lặng.
Tôi tự hỏi sao mọi người có thể sống như thế ngày này qua ngày khác. Tôi bỗng thán phục họ, thán phục những thằng bạn tôi ở khắp nơi. Trong Không, Lục và Hải quân..Tôi nghĩ tới Khoa ở vùng I, Hùng sân bay vùng 2 và thằng bạn mới ra trường Đà Lạt, bị bắn sẻ chết ở một nơi ven sông vùng 4. Sự hiện diện của chúng nó, cũng như sự biến mất không mấy ai biết đến. Trừ những thằng bạn có một lúc nào nghĩ nhớ đến nhau, như tôi bây giờ. Cuộc sống của chúng nó ồn ào hoặc lặng lẽ nhưng rốt cuộc cũng chỉ là để lấp vào khoảng trống trong cuộc đời chiến binh. Như Khoa, chiều chiều ngồi vắt vẻo trên thiết giáp chạy luồn trong bụi đỏ mà thấy mình như…” ông quan ngày xưa đi tuần thú phương Nam”. Ngày rời Sài gòn tôi có giới thiệu cho nó vài cô bé Sài Gòn, ngoan và xinh xinh. Nó lỡ hẹn, và chẳng biết bây giờ nghĩ gì. Hùng vẫn cứ kéo dài mấy cuộc du hí lăng nhăng. Luân lấy vợ rồi để ở Sài gòn. Toàn nửa muốn cưới đứa con gái thương nó nửa không. Còn Tiến. Ở Cái Răng, Cái Môi gì đó - gần Bắc Mỹ Thuận - thỉnh thoảng được về Sài gòn thì hết đến nhà nọ nhà kia lại đến kiếm tôi rủ đi Đêm Màu Hồng nghe Thái Thanh hát Nỗi Lòng. Một tối đi chơi là hết tiền lương để dành, hai đứa kiếm nhà bạn ngủ, cả đêm nằm nghe nhau nói cảm nghĩ về cuộc đời, về tình yêu, về con gái. Rồi nó lại ra đi, mang theo cùng với nỗi lòng của người ở lại, và ngược lại, với tôi.
Ăn nhậu vớ vẩn thế mà cũng tới nửa khuya. Toàn ngủ lại với Luân. Tôi theo Hà sang ngủ nhờ bên cạnh. Nơi ngủ chật hẹp làm trong hầm trú ẩn vừa nóng vừa bí. Hà bỏ đi tắm, tôi nằm một mình trong bóng tối. Mọi chuyện, mọi hình ảnh trở về rồi đi như cơn gió lốc; thỉnh thoảng vẫn tiếng đại bác xé gió bay đi. Tôi nghĩ đến “ một cái chớp mắt”. Bỗng chốc tôi thấy bạn bè tôi - hầu hết đều ở tiền đồn - gần gũi tôi hơn tất cả, và tôi thương yêu chúng nó. Mơ hồ, quanh quẩn bên chúng nó là những hình ảnh đàn bà đen và xấu nhưng nụ cười cao quý và đáng yêu quá sức. Một hình ảnh khác, hình ảnh ngưòi yêu, lại đến với tôi mơ hồ như bóng mây lãng đãng. Tôi cố nhớ nhưng thấy càng lúc càng xa. Rồi xa quá sức.
VÕ HÀ ANH
(Trích tập truyện Ngày Ấy Khi Ta Yêu Nhau – 1974)